Vấn đề 4: Tư tưởng HCM về mục tiêu và động lực của CNXH ở VN

a. Mục tiêu của CNXH ở VN :

-             Trong tư tưởng HCM thì đặc trưng bản chất và mục tiêu của CNXH quan hệ với nhau. Nghĩa là những đặc trưng nói lên bản chất của CNXH được nhận thức đều trở thành mục tiêu cơ bản của CNXH.

                HCM cho rằng lý luận rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải tìm ra con đường để thực hiện lý luận đó, tức là phải đề ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để xây dựng CNXH theo các nấc thang từ thấp đến cao cho phù hợp.

-             Theo tư tưởng HCM mục tiêu chung của CNXH ở VN là : Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân .

                Mục tiêu đó cũng là ham muốn tột bậc của HCM : đất nước ta hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được sung sướng học hành .

            -   HCM có nhiều cách tiếp cận mục tiêu của của CNXH như :

     -   CNXH là gì ? là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt.

 -  Di chúc Bác dặn lại Đảng phải đoàn kết phấn đấu để xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM thế giới.

-     Mục tiêu cụ thể của của CNXH :  3 mục tiêu :

Ø   Mục tiêu về chính trị : nhân dân lao động phải làm chủ, trước hết là  làm chủ Nhà nước. Vì vậy Nhà nước XHCN phải là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, thực hiện chức năng dân chủ với nhân dân, phát huy quyền làm chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân.

  Để phát huy quyền dân chủ của nhân dân phải :               

•      Nâng cao năng lực của các tổ chức chính trị.

•      Nâng cao hiệu lực của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp.

•      Thực hành các hình thức dân chủ trực tiếp như nghe dân nói, dân bàn, lắng nghe ý kiến của dân.

Ø   Mục tiêu kinh tế : xây dựng nền kinh tế với công nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Ø  Mục tiêu văn hóa: văn hóa là mục tiêu cơ bản của CNXH

•      HCM chỉ ra bản chất của nền văn hóa XHCN phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức.

•      Phải phát huy vốn văn hóa của dân tộc và học tập văn hóa tiên tiến của thế giới.

•      Phải coi nhiệm vụ hàng đầu là đào tạo con người vì con người là mục tiêu cao nhất, là động lực của CNXH. Muốn có con người XHCN phải có tư tưởng XHCN.

•      Phải coi văn hóa là gốc, CM văn hóa tư tưởng đi trước mở đường cho CM công nghiệp, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

à  Vận dụng tư tưởng HCM, đổi mới Đảng ta coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của CNXH.

  b. Động lực của của CNXH :

Động lực của CM là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công, nông, trí thức. Các động lực khác muốn phát huy được tác dụng phải thông qua động lực con người.

       Ở động lực con người phải kết hợp sức mạnh của từng cá nhân con người với sức mạnh của tập thể. Cụ thể là :

•      Phải phát huy sức mạnh của cộng đồng.

•      Phải phát huy sức mạnh từng con người với tư cách là cá nhân người lao động.

               Muốn khơi dậy động lực cộng đồng phải khơi dậy động lực cá nhân vì sức mạnh cộng đồng hình thành từ sức mạnh cá nhân.

              Để khơi dậy động lực cá nhân theoHCM  phải:

-            Tác động vào nhu cầu lợi ích của con người .

•      Lúc giành độc lập cho dân tộc mục tiêu của CM là độc lập dân tộc, người cày có ruộng.

•      Ngày nay xây dựng đất nước mục tiêu của CM là dân giàu nước mạnh.

-            Tác động bằng động lực chính trị, tinh thần mà trước hết là khơi dậy quyền làm chủ của mỗi con người.

-            Thực hiện công bằng xã hội,  trước hết ở khâu phân phối , lưu thông .

               HCM chỉ rõ : dân không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.

-             Tác động bằng vai trò điều chỉnh của lý tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật :

•      Lý tưởng một lòng một dạ vì CNXH.

•      Về văn hóa phải  nâng cao dân trí ,hiểu biết cho nhân dân.

•      Dùng các quan  hệ pháp lý, đạo đức pháp luật để tác động.

-              Ngoài động lực chủ yếu là con người HCM rất coi trọng động lực kinh tế, coi việc phát triển kinh tế, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội là việc làm “vừa ích nước, vừa lợi dân”

-              Chỉ ra động lực HCM cũng nêu lên các trở lực làm triệt tiêu các nguồn lực, làm cho CNXH xơ cứng, trì trệ, không còn sức hấp dẫn. HCM gọi các trở lực đó là giặc “nội xâm” mà thực chất là chủ nghĩa cá nhân và chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của CNXH, thắng lợi của CNXH không tách rời cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

         Những trở lực đó là :

•      Tham ô, lãng phí, quan liêu.

•      Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết.

•      Bảo thủ, trì trệ, giáo điều, chậm đổi mới v.v..

              Ngày nay là quốc nạn tham nhũng, thoái hóa, quan liêu, một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của CNXH

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #tthcm