Cảm nhận về hình tượng Chí Phèo trong đoạn trích vừa đi vừa chửi

Lưu ý: trong bài để ý chính tả, "lặp đi lặp lại", "cách mạng tháng Tám"

Đề: Cảm nhận về hình tượng Chí Phèo trong đoạn trích vừa đi vừa chửi

Nam Cao là một trong những cây bút suất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, có tấm lòng đôn hậu chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người dân nghèo khổ. Ông là cha đẻ của những tác phẩm nổi tiếng: đời thừa, sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo. Thành công nhất của Nam cao là kiệt tác chí phèo đặc biệt là xây dựng nhân vật chí phèo người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa. Đoạn văn gây ấn tượng nhất là tiếng chửi của chí phèo trong phần đầu tác phẩm "Hắn vừa đi vừa chửi... cả làng Vũ Đại cũng không ai biết..."

Chí Phèo là 1 anh canh điền khoẻ mạn, hiền lành, chăm chỉ. Tuổi thơ Chí là những chuối ngày bất hạnh, một đứa trẻ mồ côi, một đứa con hoang, một kẻ bần cùng, nhưng Chí vẫn cố gắng vươn lên sống cuộc đời lương thiện. Bá Kiến vì ghen đã đầy Chí vào nhà tù. Nhà tù thực dân nhào nặn Chí trở thành kẻ lưu manh, trở thành công cụ sai khiến của Bá Kiến. Chí làm những việc tôi lỗi như đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ và triền miên trong cơn say. Bị người dân làng Vũ đại xa lánh, xua đuổi, bị cự tuyệt quyền làm người. Đó là bi kịch đau đớn nhất.

Có lẽ vì vậy ngay phần đầu tác phẩm Nam Cao đã cho Chí Phèo xuất hiện không phải bằng xương bằng thịt mà bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi". Người đọc hình dung trước mắt một Chí Phèo vừa say xỉn lại vừa chửi bới. Có lẽ hành động này lập đi lập lại nhiều lần thành một thói quen xấu. Trước mắt người đọc không còn là một anh canh điền hiền lành mà là một thằng du côn. Vậy Chí phèo đã chửi những ai, chửi như vậy để làm gì? Nhà văn Nam cao lại tiếp tục miêu tả rất rõ ràng tiếng chửi của Chí "bắt đầu hắn chửi trời", trời là một vật linh thiêng nhưng vô hình thậm chí không có thật mà chỉ là không gian của vũ trụ. Câu tu từ "có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?" như một lời khẳng định vừa như sự biện minh. Ông trời trong cảm nhận của mọi người là to lớn nhưng không của riêng ai, chửi cũng không hề hấn gì. Rõ ràng hắn cất tiếng chửi nhưng nhận lại là sự im ắng. Đối tượng thứ hai chí phèo chửi "hắn chửi đời" chửi như thế nghe ra to tát và ghê gớm. Đời là bao hàm con người và cuộc sống, theo cách của Nam cao "đời là tất cả nhưng chẳng là ai". Tiếng chửi của chí phèo thành ra vẫn rất vu vơ nên không ai chấp không ai lên tiếng. Đối tượng mà Chí Phèo chửi bây giờ có về cụ thể hơn "hấn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại". Đó là tất cả những người sống trong làng Vũ đại này mà ngày nào hắn cũng gặp, Có hai đối tượng: từ bọn Cường hào ác bá đến những người lao động nghèo. Thế nhưng cả làng Vũ Đại này ai cũng nhủ "chắc nó trừ mình ra" thành ra không ai lên tiếng cả. Hắn chửi mà không ai chửi lại thì tức thật. Người đọc hình dung thái độ của Chí vừa hâm hực vừa tức tối "tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!". Cách lặp từ "tức thật!" và cách biểu hiện mức độ cảm xúc cao hơn " tức chết đi được mất!", đây là lời độc thoại của chí phèo. Chí như đang nghiến răng giận dữ tức điên lên bởi cả làng Vũ Đại ngày ấy không ai chịu chửi nhau với hắn. Hắn quyết tìm một đối tượng để chửi cho bõ tức "hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn." Vậy là hắn chửi liên tục những kẻ nào không chửi nhau với hắn, hắn đều chửi nhưng vẫn không ai chửi lại. Hắn chửi rồi lại liền miệng vì ai muốn đi chửi nhau với chí phèo, chửi nhau với cái thằng đầu bò chỉ có nghề rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn. Không rỗi công để họ chửi hắn. Vì thế "không ai ra điều". Chửi mãi nhưng không ai chửi lại dường như cơn điên của chí phèo lên đỉnh điểm. Nam Cao một lần nữa đọc thấu nội tâm của hắn. Hắn vừa chửi lại vừa văng tục "mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn cho hắn khô đến nông nỗi này?" Từ ngữ "mẹ kiếp!" và "đứa chết mẹ nào" là từ chửi thề khi đối tượng đang bực tức về vấn đề gì đó không kìm được văng ra một cách tự nhiên nhưng đây cũng là thói quen của chí phèo. Hắn thấy phí rượu vì uống rượu để chửi người ta, để người ta chửi lại mình nhưng không ai chịu chửi. Đằng sau tiếng chửi vẫn lặp đi lặp lại tưởng chừng như ngoa ngoắt của Chí dường như nó ẩn chứa cả một nội tâm vô cùng sâu sắc vì từ lâu hắn đã bị gạt ra khỏi xã hội loài người. Có lẽ hắn muốn thông qua tiếng chửi làm kênh giao tiếp. Nếu người ta chửi lại hắn thì hắn vẫn được công nhận là con người. Đây cũng chính là bi kịch vô cùng đau đớn trong cuộc đời Chí. Vì thế hắn dồn cái tức đấy lên "con chết mẹ nào đẻ ra thân hắn". "A ha! Phải đấy hắn cứ chỉ mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng chí phèo!" Từ cảm thán "a ha" bật lên như một phát hiện vì cái tức giận ấy đã có đối tượng để trút. Hắn chửi hắn nghiến răng ken két, hắn muốn chửi chính mẹ ruột hắn, đẻ hắn ra, bỏ rơi hắn làm cho cuộc đời hắn đau khổ. Chẳng thà không đẻ ra hắn để hắn không có trên cõi đời. Thế nhưng "biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...". Câu hỏi vang lên không một sự hồi âm bởi chí phèo từ lâu đã là một đứa con hoang.

Tiếng chửi của chí phèo lặp đi lặp lại nghe có vẻ to tát nhưng không động chạm đến ai. Phạm vi tiếng chửi thu hẹp dần từ chung nhất, xa nhất đến gần nhất. Dưới ngòi bút của Nam cao là một chí phèo say nhưng logic của câu chữ lại là người tỉnh. Đằng sau tiếng chửi đó dường như người đọc cảm nhận một chí phèo đang vật vã, tuyệt vọng giữa sa mạc cô độc vì hắn khao khát được mọi người chửi để hắn vẫn là một con người. Nhưng cả làng Vũ Đại đã từ chối không nhận hắn là người. Vì thế, qua tiếng chửi Chí Phèo căm thù tất cả, đối lập tất cả. Đây là bi kịch đau thương của người lương thiện bị tước quyền làm người, sức mạnh tố cáo và giá trị hiện thực của tác phẩm là ở đó.

Với cách vào chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, biến hóa, sử dụng tiếng chửi và từ ngữ thô tục trong trang văn, cách xây dựng chân dung Chí Phèo độc đáo, diễn biến nội tâm phức tạp, ngôn ngữ độc thoại, dùng khẩu ngữ đời thường; qua đoạn trích hình ảnh Chí phèo hiện lên sinh động khác lạ: một Chí Phèo say ngất ngưởng lảo đảo bước ra từ trang văn. Đó cũng là nỗi đau dồn nén của người dân lương thiện bị từ chối quyền làm người. Nam Cao gián tiếp tố cáo xã hội phi nhân tính tàn bạo, thâm độc, hủy diệt con người. Đồng thời đây là tiếng nói đồng cảm với bi thảm của người dân Việt Nam Trước cách mạng tháng Tám.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #vanhoc