Chương 28: Cuộc gặp gỡ bất ngờ

Tại thị xã Lao Bảo, 5 giờ sáng…

Tàn dư của 3 Sư đoàn hỗn hợp Quân Viễn Chinh Hoàng Gia Anh đang tái tổ chức lực lượng ngày giữa quảng trường thị trấn. Trong ánh mắt lộ rõ vẻ mệt mỏi và tuyệt vọng của từng binh lính ấy, vẫn còn một cặp mắt sáng lên vẻ căm phẫn và hận thù. Đó là Rutherford.

“ Quân đội của ta… bị những cơn quái vật sắt ấy tàn sát… những con phi long thép trên trời…như một cuộc hành quyết tập thể… đây…đây là ác mộng…!! “ Đôi mắt ông ta rưng rưng, tay siết chặt tấm bản đồ bụi bẩn và rách nát. “ Heckler, còn bao nhiêu pháp sư ? “

Heckler do dự. “ Còn… chưa đầy 20 pháp sư không quân và 50 pháp sư mặt đất… “ ông ta nuốt khan, biết chắc rằng với số lượng ít ỏi này, họ sẽ bị nghiền nát bởi những con “hổ mang chúa“ — Su-30MK2 của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Họ đến đây vì điều gì ? Đó là câu hỏi có trong đầu mỗi người lính. Một sai lầm chính trị nghiêm trọng của Nghị Viện và Hoàng Gia Anh khi họ không áp đặt tư tưởng Đế Quốc vào quân đội, mà lại tách họ ra khỏi bộ máy chính trị quốc gia…giống như Gorbachev đã làm với quân đội Xô Viết…

Bây giờ, mỗi người lính, đều không hiểu lý do họ đến Việt Nam vì điều gì, với mục đích gì.  Họ chỉ đơn giản là làm theo mệnh lệnh, như một cơn tốt của Hoàng Gia, tham vọng quyền lực lu mờ tất cả, họ đuổi theo, bám víu lấy nó như là một lý do duy nhất để tồn tại trong hàng ngũ quân đội.

Còn Việt Nam thì sao ? Một quốc gia xã xôi, cách họ cả 8000 km, một quốc gia theo thể chế chính trị đối lập với họ, lại tổ chức được một lực lượng quân đội chặt chẽ và kỷ luật. Không hề chưng binh, họ chỉ đơn giản là làm theo nghĩa vụ bảo vệ nền độc lập và hòa bình quốc gia, vì tư tưởng chính trị duy nhất của họ.

Học thuyết quân sự của Anh Quốc là “chiến tranh quy hợp”. Nghệ thuật quân sự được Hoàng Gia tâng bốc và sử dụng suốt 300 năm thi hành chính sách xâm lược toàn cầu. Nhưng khi đến Việt Nam, cái họ gọi là đỉnh cao quân sự bị những bộ óc đầy sạn của giới chính trị Việt Nam phá giải trong đúng 3 ngày.

“ Chiến tranh nhân dân ”. Loại hình chiến tranh họ chưa từng gặp, rất hiệu quả, mạnh mẽ, táo bạo, quyết liệt đến mức Rutherford cũng bó tay trong cách phá giải nó. Khi đến Việt Nam tham chiến tại Đà Nẵng, ông đã nhìn thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa quân và dân, điều mà nước Anh phong kiến không bao giờ làm được, phát huy toàn diện trên mặt trận. Họ - những người dân gọi nó là “ khối đại đoàn kết dân tộc ”. Như một bức tường thép nguyên chất, nó không thể bị phá hủy, hay đơn giản là lay động nó.

“ Chúng ta… “ Rutherford nói, giọng lạc đi. “ Không có cơ hội thắng những kẻ này… “ Ông thở hài, ngước nhìn bầu trời vẫn còn tối om, rồi lại nhìn về phía những người lính của mình. Khi mới bắt đầu chiến dịch, ai nấy đều tin vào một chiến thắng nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng khi đặt chân lên đất liền, họ đã vỡ mộng ngay lập tức. Viêng Chăn, nơi họ mất cả ngàn người chỉ để tiến vào trong, gần như trống trải. Không đồ ăn, nước uống. Tiếp tế liên tục bị Hải Quân Nhân Dân Monchego quấy rối, khiến tình trạng binh lính ngày càng tồi tệ.

Sâu bên trong những cánh rừng ấy, họ bị ám ảnh bởi tiếng gió, lá rơi, hay chỉ là một âm thanh thoáng qua cũng làm họ giật mình. Nỗi sợ đó cứ đeo bám họ suốt dọc đường, tưởng chừng như quen thuộc với người dân địa phương, lại trở thành địa ngục ở trần gian đối với họ.

Rutherford đã có quyết định của riêng mình. Ông chỉnh lại cổ áo, bước lên một gò đá cao, gọi những người lính lại.

“ Nghe đây, hỡi những người anh em. Chúng ta đã bị dồn vào đường cùng. Không còn thức ăn nữa. Các cậu đang bị bao vây bởi cơn đói và khát, bởi sự sợ hãi và tuyệt vọng trong lòng. Là một người chỉ huy, ta không thể để những người cấp dưới của mình bị dày vò như vậy… nếu không ai phản đối… chúng ta sẽ đầu hàng… “ Ông nhìn đám lính một lần nữa, hít thật sâu, chờ đợi phản hồi từ họ.

Không ai trả lời. Nhưng sâu trong những ánh mắt mệt mỏi ấy là sự đồng tình trong bất lực.

Họ bắt đầu hạ cờ Đế Quốc Anh xuống, nhường chỗ cho lá cờ trắng có quốc huy ở giữa, với mong muốn đầu hàng trong danh dự. Lá cờ Đế Quốc, từng là niềm kiêu hãnh và tự hào của binh lính Anh, giờ đây được gói cẩn thận lại vào trong một bọc vải nhung màu vàng trứng sữa, treo lên cán cờ.

Họ bước đi, đều đều và chậm rãi, như để phó mặc cho số phận của bản thân mình…

__________________________________

Tại Phố Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội…

8 giờ sáng…

Giữa không khí tấp nập của buổi sớm Hà Nội, nổi bật hơn trong số những chiếc xe ô tô, một chiếc GAZ-14 Chaika mang biển hiệu NG lao nhanh trên đường, hướng về phía Nhà Khách Chính Phủ. Trên xe là Nguyên Soái Marina, đang tạm gác lại việc chỉ huy ở mặt trận phía Đông để tới thăm cấp nhà nước, đáng nhẽ ra Andrei Gromyko phải là người đóng vai trò này.

Cô nhấc điện thoại lên, gọi về căn cứ Karakov. Sau hai hồi chuông, điện thoại đã có người nhấc máy.

“ Kak dela ? Ai đó ? Này, tôi Marina đây. Chiến dịch triển khai ngay bây giờ. Cứ như kế hoạch mà làm. Ưu tiên hoả lực không quân trước, đánh chán rồi mới cho ‘Ivan’ vào nha ? Da, cúp máy đây. “

Ngồi cạnh cô là trợ lý của mình, Henry. Anh lên tiếng hỏi về chiến dịch trong khi đưa cho cô cốc cà phê.

“ Nguyên Soái Kujov, mọi chuyện sao rồi ? “

“ Sao là sao ? Tôi thấy chẳng ổn tí nào cả. Đám lính ngày càng vô tổ chức !! Lão Gobachev đang muốn tách Đảng Cộng Sản ra khỏi quân đội kìa !! Đúng là ngu có điều kiện… Glasnost… phải ngăn nó bằng mọi giá…!!! “

“ Dù gì đi nữa, tôi luôn ủng hộ Nguyên Soái Kujov. “ Anh nói, ngắm nhìn đường phố Hà Nội. “ Việt Nam… từ bao giờ đã trông như thế này vậy ? “

“ Khá bất ngờ khi ta gặp được Việt Nam ở tương lai… một điều có lợi cho Liên Bang. Nhưng nó cũng là một cơn dao hai lưỡi…không còn chắc Việt Nam theo chủ nghĩa nào… Trotsky ? Thuần Marxist ? Leninist ? Stalinist ? Hay chủ nghĩa dân tộc với Cộng Sản ? Cái đó phải về lâu về dài mới biết được. “ Cô nói, trầm ngâm nhìn những chiếc xe qua lớp kính chống đạn.

“ Mà… sao toàn xe của bọn tư bản vậy ?? “ Marina nheo mắt, nhận ra có vài xe Ford, Hyundai, Toyota, Suzuki,... Nhưng chiếm đại đa số là loại xe Vinafast thuần Việt.

“ Việt Nam tự sản xuất được xe hơi rồi sao ? Ồ… đáng ngưỡng mộ ghê… “


Sau 15 phút di chuyển, chiếc xe dừng vội trước cửa Nhà Khách. Cô hít một hơi thật sâu, mở cửa bước ra khỏi xe. Dưới ống kính máy quay, cô bước đi khoan thai, hướng về phía Chủ Tịch Nước - ông Cường.

“ Chào cô. “

“ Chào đồng chí. “ Cô nói - bằng tiếng Việt. Cả hai bắt tay nhau, tiếng máy ảnh kêu lách tách cùng đèn flash chớp nháy liên hồi. 

“ Mời cô theo tôi. “ Ông Cường chỉ tay về phía cổng vào.

Sau đó, họ nhanh chóng bước vào phòng tiếp khách. Kh tất cả đã vào vị trí, Tổng Bí Thư Lâm lên tiếng đầu tiên, giới thiệu về bản thân và lần lượt các thành viên Bộ Chính Trị cũng đứng lên phát biểu.

1. Tổng Bí thư: Đại tướng Tô Lâm

2. Chủ tịch nước: Lương Cường

3. Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính

4. Chủ tịch Quốc hội: Trần Thanh Mẫn

5. Thường trực Ban Bí thư: Trần Cẩm Tú

6. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đỗ Văn Chiến

7. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình

8. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Lê Minh Hưng

9. Trưởng Ban Nội chính Trung ương: Phan Đình Trạc

10. Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương: Nguyễn Trọng Nghĩa

11. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Nguyễn Duy Ngọc

12. Bộ trưởng Quốc phòng: Đại tướng Phan Văn Giang

13. Bộ trưởng Công an: Đại tướng Lương Tam Quang

14. Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Nguyễn Xuân Thắng

15. Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Nên

16. Bí thư Thành ủy Hà Nội: Bùi Thị Minh Hoài 

Sau màn giới thiệu đơn giản, Marina đứng dậy, vào thẳng vấn đề:

“ Tôi xin phép vào thẳng vấn đề về Liên Bang Xô Viết… “ Cô nói, chống tay nhìn một loạt các thành viên Bộ Chính Trị.

“ Glasnost, như các đồng chí đã biết, là mối đe dọa đến xã hội và chính trị Xô Viết. Gobachev đang phá hủy Liên Bang từ bên trong. Thay mặt cho Bộ Nội Vụ, Cục Tình Báo, và Quân đội Xô Viết, tôi - Nguyên Soái Kujov thỉnh cầu sự hỗ trợ chính trị đến từ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Dù biết điều này là khó khăn, nhưng để cứu lấy Liên Bang Xô Viết, thì tôi chỉ còn cách này thôi… “

Cô nhắm mắt, khẽ thở dài. Nhìn vào tấm bản đồ Liên Xô, cô nói, giọng có phần nghiêm túc hơn:

“ Hiện tại, lực lượng đảo chính của tôi chia thành 2 Sư đoàn súng trường cận vệ, hay Việt Nam gọi là Sư đoàn bộ binh, hoạt động bí mật trong hàng ngũ quân Xô Viết. Trụ sở đang đặt tại phía Nam thành phố Leningrad. Thêm nữa, lực lượng đảo chính đang nắm trong tay 75% số lượng chiến sĩ đặc nhiệm gồm lực lượng Spetsnaz GRU, Alpha, Vympel, MVD, KGB… Về mặt quân số, lực lượng đảo chính của tôi hoàn toàn áp đảo quân của Gobachev, nhưng để thành công còn cần một yếu tố quan trọng nữa…đó là sự ủng hộ từ nhân dân. “

Cả căn phòng trầm ngâm một lúc lâu. Cô vẫn đang quan sát ánh mắt từng người, phán đoán xem họ đang nghĩ gì. Cuối cùng, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Giang lên tiếng đầu tiên.

“ Nếu đúng như lời đồng chí nói, thì việc đảo chính chắc chắn thành công… thế nhưng, đồng chí có thực sự nắm quyền kiểm soát được tất cả không ? Còn nữa, việc được lòng dân chúng rất khó, hoàn toàn không có cơ sở nếu không thực hiện từ trước Perestroika. “ Ông nói, tay gõ nhẹ lên mặt bàn.

“ Tôi đã thực hiện mảng truyền thông từ trước năm 1980 rồi, thưa đồng chí. Tôi đã cầm bút dưới cái tên ‘Katyusha’, viết về sự thật tàn khốc của Liên Bang Xô Viết và cách thức đổi mới và vượt qua nó. Cộng thêm Perestroika được thực thi, nó có thể tiếp cận được nhiều người dân hơn và cho họ có cái nhìn tích cực về cục diện nhà nước…. “ 

“ Vậy là bước đầu thành công. “ Tổng Bí Thư Lâm nói, ánh mắt đăm chiêu. “ Nhưng phải có một cái cớ hoàn hảo để phát động đảo chính. Tốt nhất cứ để Glasnost triển khai rồi mới đảo chính, cũng không muộn… “

Trong suốt vài tiếng đồng hồ thảo luận, cuộc họp kín đã kết thúc với kết quả ngoài mong đợi của Marina. Bộ Chính Trị đồng ý bàn giao hàng trăm mẫu UAV nội địa từ nhà máy Z113 và Z115, sản phẩm trí tuệ nhân tạo AI của Mỹ ( ChatGPT ), tên lửa vác vai Javelin, bản vẽ kĩ thuật máy bay Su-30MK2 và Su-30SM. Đổi lại, Đại diện phía quân đảo chính, tức là Marina, đồng ý bàn giao một mẫu tên lửa hành trình Kh-55, một mẫu Topol (RS 12M) và một tấm séc trị giá 50 triệu RUB.


“ Lần trao đổi này…thực sự… “ cô nhăn nhó, nhìn vào bản báo cáo, “...quá đau ví… haiz… có lẽ mình nên bớt mạnh tay lại. “ Cô lẩm bẩm, rảo bước trên hành lang của Nhà Khách. Ánh nắng của buổi trưa Hà Nội khủng khiếp hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới qua cảm nhận của cô.

Marina quyết định ở lại Hà Nội trong ngày trước khi ra sân bay Nội Bài về sân bay Moskva vào tối muộn.

_________________________________

Quay lại chiến trường Lào - Việt Nam…

6 giờ sáng…

Từ xa, bóng dáng đồ sộ của xe tăng T-80 lướt nhanh trên mặt đường. Giữa không gian tĩnh mịch, tiếng gầm rú của động cơ khiến nhiều loài chim hoảng sợ, bay đi mất.

Trong kíp lái của chiếc tăng đi đầu, cơ trưởng Lương vừa sử dụng kính nhìn đêm để quan sát, vừa chỉ huy đội hình xe tăng tiến lên. Theo dự tính của hoa tiêu, họ sẽ mất nửa tiếng để gặp đám tàn quân của Hoàng Gia Anh.

“ Cả đoàn, giữ vững tinh thần !! Không được xao nhãng !! Kẻ địch có thể ẩn nấp !! “

“ Đã rõ !! “

Tiếng động cơ gầm rú to hơn, đèn pha sáng quắc chiếu sáng toàn bộ con đường. Chẳng mấy chốc, bóng dáng quân Anh đã nằm trong tầm mắt. 

“ Từ từ đã, chậm lại !!! Bọn chúng giương cờ xin hàng à ? “ Anh không chần chừ, ra lệnh: “ tiến lên, bắt sống tất cả !! “

Những còn quái vật thép nhanh chóng áp sát tàn quân Anh. Bọn chúng run rẩy, ngồi bó gối, mặt cúi gằm, không nói lời nào. Những chiếc xe quân sự nhanh chóng được điều động, chở những tên này về làm tù binh.

Vậy là đại đội tăng thiết giáp không mất một chút sinh lực nào để bắt sống tất cả. Bóng dáng thực dân một lần nữa được dẹp yên.

_________________________________

Tại khu rừng White Bug, Pakistan…

Những tia nắng nhảy múa dưới tán cây hoà cùng với tiếng chim hót líu lo tạo nên bầu không khí vui tươi và rộn ràng. Ấy vậy mà giữa không gian dễ chịu ấy, vẫn có một khoảng không u tối và ngột ngạt.

Hai đội trinh sát GRU bất ngờ đụng mặt nhau. Không biết vì tình cờ hay vô ý, hai bên đã sớm trở thành một cuộc cãi vã bằng mắt. Lý do cũng rất đơn giản. Một bên là Spetsnaz GRU mặc bộ xanh sọc trắng giản dị giống lính nhảy dù VDV, súng AK cùng Dragunov, một bên là lính Spetsnaz GRU mặc trang phục ngụy trang hiện đại, áo chống đạn, mũ quân đội dày cộp cùng hàng tá trang bị trên người như AN-94 và RPK-16 ( đang viết vội nên không biết đây có phải trang bị của Spetsnaz ko nữa 🙃). Nổi bật nhất là quốc kỳ Liên Bang Nga ở ống tay áo.

“ Chúng mày là ai, xác định danh tính !!! “

“ Đó mới là câu bọn tao phải hỏi chúng mày !! Cái lá cờ đó là sao ?? Chúng mày flag phản động đúng không ?? “

“ Blyat !! Bọn tao là lính đặc nhiệm Spetsnaz GRU trực thuộc Cục Tình Báo Quân Sự Liên Bang Nga !! “

“ Cái quái gì cơ !?? Liên Bang Nga ?? Với cái bộ đồ trong nhưng mấy thằng NATO ấy hả ?? “ Một người định tiến lại gần, nói.

“ Này, cút ra !!! Đừng lại đây thằng khốn !! Tao chưa biết chúng mày là đám nào mà dám mặc đồ lính Xô Viết đâu !! “

“ Thì bọn tao là lính Xô Viết mà thằng đần !! Sự ngu dốt của mày đạt đến giới hạn rồi đấy !! “

“ Cái gì cơ…!!?? Khôn hồn thì lại đây !! “

Bộ đàm bên phía Nga vang lên.

“ Chết mịa quên tắt…!! Chào ngài Tổng Thống !! “

// Có chuyện gì bên đó vậy ? Tôi vừa nghe thấy tiếng cãi nhau thì phải ? //

“ À… “ chưa để anh ta nói hết câu, tổng thống Vladimir Putin lên tiếng.

// Báo cáo cho tôi tình hình bên kia ”Cổng”. //

“ Thưa Tổng Thống, tình hình là có một đám người tầm một trung đội tự xưng là Spetsnaz GRU của Lực lượng vũ trang Xô Viết ạ !! “

// Bảo họ thông báo đơn vị cho tôi. //

Anh ta quay sang, chỉ vào mặt trung đội trưởng, nói:

“ Đơn vị của chúng mày, sủa mau. “

“ Tại sao tao phải làm vậy hả mấy thằng đần ? “

“ Tổng Thống của bọn tao yêu cầu, nói đi. “

“ иди на хуй. ( Có cái con c*c 🐧🍆 ) “

“.... Thôi, thế này nhé, giờ chúng mày sẽ theo tao— “

“ хуй. “

“ Đi mẹ đi, thế nhé, bọn tao sẽ quay lại. “

“ Ừ, biến mẹ đi, bọn thần kinh. “

★ Còn Tiếp ★

————————

Fun facts: Phố Ngụy Như Kon Tum ở Hà Nội có thật nha, tui không bịa đâu.

Đây là tên của một thầy giáo.

Ông là Ngụy Như Kon Tum, sinh năm 1892 mất năm 1951, là thầy giáo, hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Dược thành phố Hà Nội.

Thành Uỷ Hà Nội quyết định lấy tên ông đặt cho một còn phố ở Hà Nội để bày tỏ lòng biết ơn đến công lao phát triển ngành y dược miền Bắc trong giai đoạn chống Pháp lần thứ hai.

Mãi biết ơn ông ( mặc dù tên ông lạ vãi 🐧)

Một nhà thơ sinh muộn hơn cũng có tên độc lạ như ông: Hồ Zhếnh ( Tôi có viết đúng không nhỉ 🙃 ae check thử đi )

Bài thơ của ông là tôi biết là “Hồn tôi trong tiếng trống trường ”.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro