Chương 24,25,26,27

Nguồn,người dịch:Page ở đây rất cục súc

CHƯƠNG 24: CUỐI CÙNG MA QUỶ ĐÃ LỘ DIỆN

Tôi nhanh chóng tiến vào trong thôn, vừa đến đầu thôn, đã nhìn thấy trước mặt là một cái lều linh hồn (*)!
Rất nhiều người hồi nhỏ đã sống ở thành phố, đều có thể không biết cái lều linh hồn này là gì, cái này chính là dùng vải bạt, dựng thành một cái lều dài, trong cái lều này rất u tối, một số người cẩn thận hơn, còn phun vào bên trong một loại chất lỏng đặc biệt, có mùi hơi giống trầm hương.
Lối vào của cái lều này như một tấm rèm, ở trên cùng thường treo một mảnh vải, giống như một cái biển, trên đó viết "Lưu danh muôn đời", "Đời đời ghi nhớ",.. đều là kiểu nội dung ca ngợi người đã mất.
Nhưng cái lều này lại khác, hai bên treo đầy chữ thư pháp, nội dung đại khái là "Chung Thần bắt ma" (*), hoặc là "Võ Tòng đánh hổ", hoặc còn là "Tôn Ngộ Không diệt Hồ Ly Tinh", còn không thì là "Quan Vân Trường qua 5 ải chém 6 tướng" (*), đều là những điển tích rất nổi tiếng.
Hơn nữa bút pháp này cũng rất nổi tiếng, ví dụ như Lan Đình Tự (*), hoặc là thơ cổ thời Đường Tống, nhưng chắc chắn không phải bút tích thật, mà đều là những nghệ nhân trong dân gian viết lại.
Theo nghi thức này của thôn, lều linh hồn dựng càng dài, người chết càng vinh dự, những người nhà giàu, thì khi chết đi chiếc lều linh hồn có thể dựng dài đến mười máy mét, khiến cho nguyên cả con đường đều bị tắc, còn những người nghèo, nhiều nhất cũng chỉ dài 3-5 mét.
Có điều tôi cảm thấy, cho dù cái lều linh hồn này dài hay ngắn, người đã chết cũng không nhìn thấy được, chỉ là làm nở mày nở mặt cho người còn sống. Đây chính là một trò mê tín của những người ham hư vinh.
Tôi đành tìm một cậu bé, hỏi: "Ê, cậu nhóc, trong thôn này có ai chết vậy?"
Cậu bé trên tay cầm cái vung nồi, trên mặt còn thò lò mũi xanh, cậu ta xụt xịt một cái, hít hai dòng nước mũi vào trong nói: "Ông Lý chết."
"Ông Lý là ai?" Tôi hỏi nhỏ.
Cậu bé ngây người ra, chớp chớp mắt, nói: "Ông lý chính là người đã từng cho cháu kẹo ăn"
Tôi suýt nữa thì quỳ xuống mặt đất, làm sao tôi biết được ai là người đã cho cậu bé kẹo.
Tôi rút tờ 5 đồng từ trong túi quần ra, đưa ra cậu bé kia, nói: "Cháu cầm lấy đi mua kẹo này."
Cậu bé này rất tinh ranh, vừa nhìn thấy tiền, hai mắt sáng lên, một chút cũng không ngại ngùng, vồ lấy tờ 5 đồng trong tay tôi chạy đi mua kẹo liền.
Tôi lại đi hỏi dò tiếp mới biết, cái người chết kia tên là Lý Quốc Trung, mà cái tên Lý Quốc Trung này, chính là lão già hói đầu hôm đó!
Tôi đứng trước lều linh hồn, hai mắt chăm chú nhìn vào bức họa Chung Thần bắt ma, bỗng nhiên nghĩ, lão hói đầu kia muốn giết tôi, mà lần này tôi đến chính là muốn tính sổ với lão, nhưng tại sao đột nhiên lão ta lại chết rồi?
Qua chút tin tức tôi mới thăm dò được, tôi mới biết người trong thôn vô cùng kính trọng lão già kia! Gần như không có một ấn tượng xấu nào về lão ta.
Bọn trẻ con thì nói lão ta thường cho kẹo, người lớn thì nói lão ta là một người rất tốt, khi rảnh rỗi thì hay kéo chiếc xe than đá đi làm đường phụ giúp dân làng.
Có điều một vài người già lại nói, ông lão rất khỏe mạnh minh mẫn, tại sao bỗng nhiên lại chết?
Điều kỳ lạ nhất chính là, tôi phát hiện ra đám con gái của lão Lý này, đều rất giàu có, bọn họ về chịu tang, đều là lái Mercedes-Benz về, người trong thôn nói từ trước đến giờ ông Lý chưa bao giờ thiếu tiền cả.
Tôi bỗng nhiên cảm thấy lạnh toát sống lưng.
Lão già hói đó đầu đó, khi đó liên tục đòi tôi thuốc lá, nếu ông ta là người giàu có, sao có thể làm vậy được? Hơn nữa người thôn đều nói con người lão Lý rất tốt, thì tại sao lão ta lại phải dùng bí mật của tôi đe dọa tôi, làm vậy lão ta được gì?
Một suy nghĩ táo bạo bỗng nhiên lóe lên trong đầu tôi.
Lão già hói đầu đó, chính là ma hiện thân! Đồng thời, ông ta cũng bị ma giết mà chết!
Người vốn dĩ muốn hại tôi, không phải là lão hói đầu kia, mà chính là con ma ẩn náu trong người lão ta!
Kế hoạch hoàn hảo của con ma kia gần như đã lừa tôi thành công, chỉ còn đợi chiếc Lamborghini kia lao đến đâm chết tôi, kết quả tôi đã tránh được, vậy thì, tôi nhất định sẽ quay lại tìm lão hói đầu tính sổ!
Con ma đang đứng sau bức màn đen tối kia, vì sợ tôi biết được sự thật, đã ra tay giết hại lão Lý, như vậy bí mật này sẽ mãi không bị bại lộ.
Bởi lẽ, người chết thì không thể nói được.
Tôi bất giác rùng mình, thậm chí còn cảm thấy chóng mặt, nhìn vào tấm hình Chung Thần đuổi ma, tôi dường như còn cảm thấy, con ma trong hình kia đang nhìn tôi cười!
Tôi thậm chí còn nhớ đến một người khác cũng vừa chết tại đây, Lão Tôn Đầu.
Người trong thôn đều nói Lão Tôn Đầu bình thường rất khỏe mạnh, đột nhiên qua đời, đêm mưa gió trước khi chết ông ta bỗng phát điên, vừa chạy vừa nói, trong thôn sẽ có hai người đến, một người sống, một người chết.
Tôi như bừng tỉnh, trong phút chốc đã ngộ ra rất nhiều điều!
Người bình thường, sẽ không bao giờ dự đoán được tương lai, lời mà Lão Tôn Đầu nói ra ấy, chính là vì có một con ma đã nhập vào mà nói ra!
Con ma kia sau khi nhập vào người Lão Tôn Đầu, đã cố ý nói ra những lời hoang đường vào đêm mưa gió, nhưng ý đồ của nó, không phải là để cho người trong thôn nghe được, mà chính là để tôi biết được.
Câu nói này, nếu là để chính con ma ấy nói với tôi, có thể là tôi sẽ không tin, nên nó đã lợi dụng cái chết của Lão Tôn Đầu, lợi dụng cả những lời nói ra từ miệng của lão ta, để cho người trong thôn đều nghe thấy, sau đó vô tình kể lại với tôi, như vậy tôi mới có cảm giác hiếu kỳ, mới tưởng rằng lời của Lão Tôn Đầu chính là dự đoán trước kết cục của tôi và Âu phục đại thúc.
Cũng giống như những lời khi lão hói đầu khi bị ma nhập đã với tôi, trong hai người, khi rời khỏi đây nhất định phải có một người chết!
Có thể như vậy, tôi sẽ nghi ngờ Âu phục đại thúc, từ đó suy ra, thực ra kẻ thù thật sự của tôi không phải là Âu phục đại thúc, cũng không phải là Trần Vỹ, càng không phải là bà Phùng, mà chính là con ma đứng sau bức màn đen tối kia!
Tôi gần như chắc chắc đến chín mươi chín phần trăm, kẻ đứng đằng sau bức rem tối kia, chính là một con ma chưa từng lộ diện!
Tôi nhớ lại lần đầu tiên đến đây, con lừa ở đầu thôn đã hành động như thể đang đuổi ma, lúc đó, đoàn đưa ma Lão Tôn Đầu cũng vừa đến đầu thôn.
Tôi bỗng sợ hãi, thầm nghĩ hành động đuổi ma của con lừa đó, có phải là do hồn ma đang cưỡi lên mình con ma, dùng ánh mắt quỷ dị nhìn tôi, đợi tôi từ từ rơi vào cái bẫy? Mà con lừa bị hồn ma cưỡi lên lưng, không chịu nổi mới ngã lăn ra, cọ cọ xương sống xuống đất, dùng cách này để khiến con ma ngã xuống?
Còn về việc Chuột thắp hương, mèo bái tiên hôm đó, liệu có phải là do con ma kia đang ngồi trên mộ Lão Tôn Đầu, đợi tôi và Âu phục đại thúc đi qua, sắp đặt sẵn cái bẫy cho tôi? Khi Âu phục đại thúc cắm đôi đũa lên bát cơm bát thịt, cắm hai lần đổ cả hai lần, có phải là do chính con ma đó làm đổ?
Sau đó đợi tôi đến cắm lại, đôi đũa đó bỗng đứng thẳng, con ma chính là dùng cách đó, cố ý đổ tội cho Âu phục đại thúc, khiến tôi nghi ngờ Âu phục đại thúc chính là ma!
Tôi ôm chặt đầu, cái vòng xoáy này quá sâu! Sâu đến nỗi không thấy đáy nữa! Cái thế giới này quả thật quá đáng sợ!
Tôi còn có thể tin ai chứ?
Tôi còn dám tin ai đây?
Tôi thậm chí còn không dám tin chính bản thân mình nữa rồi!
Cái con ma vẫn chưa lộ diện ấy, đầu tiên là giết Lão Tôn Đầu, sau đó là giết lão hói đầu, mà mục đích cuối cùng, chính là muốn giết tôi! Thế nhưng tại sao nó không trực tiếp ra tay giết tôi đi? Như vậy chẳng phải dễ dàng hơn sao?
Tại sao lại phải trăm phương ngàn kế, không ngần ngại giết cả hai mạng người chỉ để lôi tôi vào cái bẫy? Lẽ nào nó cũng có cái khó của nó? Nó không thể trực tiếp giết tôi sao? Mà phải từ từ dẫn tôi đến bờ vực của cái chết?
Trong chuyện này chắc chắn còn nhiều bí ẩn, liên quan đến nhiều việc khác nữa!
Bây giờ suy nghĩ lại, cảm thấy Âu phục đại thúc chính là muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của Cát Ngọc, nhưng trong quá trình điều tra, đồng thời đã giúp đỡ tôi, cũng là giúp bản thân ông ta, ông ta chắc chắc cũng vì mục đích cá nhân. Bởi vì chuyện này chúng tôi cũng đã từng nói qua, rằng chúng tôi cùng ngồi trên một con thuyền, tôi cần ông ta giúp, ông ta cũng cần đến sự giúp đỡ của tôi.
Còn về phần Cát Ngọc, rốt cuộc cô ấy có phải là ma hay không, tôi vẫn chưa chắc chắn, sâu trong lòng tôi vẫn tự khẳng định với bản thân mình, Cát Ngọc chưa chết, cô ấy đang đợi đến một ngày nào, tôi sẽ cầm bó hoa Cúc Vạn Thọ trên tay, đến cầu hôn cô ấy.
Vì thế, khi chưa tận mắt nhìn thấy thi thể của Cát Ngọc, tôi sẽ không bao giờ tin cô ấy đã chết.
Vậy thì, bây giờ đã rõ rồi, một con ma đã xuất hiện, nhưng nó là ai thì tôi vẫn chưa rõ, vì nó vẫn chưa lộ diện.
Nếu đã vậy, tôi sẽ điều tra đến cùng, cùng lắm là chết thôi, ai sợ ai chứ? Hiện tại, việc quan trọng nhất là phải điều tra bà Phùng, tìm cô hội đột nhập vào nhà bà ta, tìm bất cứ dấu vết nào có liên quan đến Cát Ngọc!
Việc tôi cần làm, vẫn luôn chỉ có một, người mà tôi luôn muốn theo đuổi, người mà tôi vẫn luôn mong nhớ, trong lòng tôi chỉ có Cát Ngọc, ai muốn giết tôi, tôi sẽ chiến đấu đến cuối cùng!

******
 
CHƯƠNG 25: DẤU ĐỎ TRÊN ĐẦU CHÓ

Trong thôn có người chết, tôi cũng không tiện nghe ngóng chuyện gì, đành quay lại nhà nghỉ, ngồi trầm tư suy nghĩ, nghĩ xem làm cách nào để đột nhập được vào nhà bà Phùng?
Đám gà con kia quả thật là lợi hại, chỉ cần có người đi vào vườn nhà Phùng, đám gà kia liền ngay lập tức thông báo cho bà ta, vì thế, tôi không cách nào đột nhập vào được.
Nghĩ mãi mà không ra cách gì, tôi bỗng nhớ đến bác Hải.
Ông ấy có thể trong khoảnh khắc sinh tử cứu tôi một mạng, hơn nữa còn có thể tìm thấy tôi khi không có một chút liên lạc trước nào, có thể chứng minh rằng, ông ấy là người có bản lĩnh, vậy thì tại sao tôi lại không nhờ ông ấy giúp đỡ chứ?
Tôi liền gọi điện thoại cho bác Hải.
"Bác Hải à, bác có bận không?"
Đầu bên kia điện thoại truyền đến vài câu: "Chiếu tướng! Haha, tôi thắng rồi." Sau đó mới nghe thấy giọng của bác Hải: "Tiểu tử, cậu tìm ta có việc gì vậy?"
Bác Hải hình như là đang chơi cờ, hơn nữa có vẻ như vừa thắng, tâm trạng cũng khá vui vẻ, tôi nói: "Bác Hải, tôi muốn nhờ bác giúp việc này."
"Việc gì thế?"
"Bác Hải, bác biết câu chuyện về bốn con mắt trông nhà không?" Tôi vừa dứt lời, tiếng xếp quân cờ của bác Hải bỗng ngưng lại, sau đó đầu bên kia bỗng im bặt, dường như là bác Hải đã dùng tay bịt điện thoại lại.
Một lúc sau, từ đầu bên kia bác Hải nói: "Tiểu tử à, cậu từ đâu mà biết được chuyện bốn con mắt trông nhà vậy?"
Bác Hải hình như đã đi đến một nơi yên tĩnh, vì trong điện thoại tôi không nghe thấy tiếng người ồn ào nữa, tôi mới nói: "Người khác nói cho cháu nghe, hiện giờ cháu cần làm một việc, nhưng bốn con mắt trông nhà ấy quá lợi hại, lần nào hành động cũng bị phát hiện, bác Hải, bác có biết cách nào để giải quyết chuyện này không?"
Ngừng lại giây lát, bác Hải nói: "Lần sau khi cậu đến chỗ đó, thì hãy dắt theo một con chó."
Tôi ngạc nhiên hỏi: "Dắt theo một con chó là được ạ?"
Bác Hải nói tiếp: "Cậu dắt theo một con chó, còn việc dắt chó gì đi, không quan trọng, cứ là chó là được, chó cái hay chó đực đều được, sau đó cậu tìm một con gà trống, nhớ phải là gà trống, nhổ một cọng lông trên người nó, lấy cọng lông này chấm một chấm đỏ lên người con chó, cái chấm đỏ này, chỉ cần chấm nhỏ bằng hạt cát cũng được, dùng máu tươi hay mực đỏ đều được, về hiệu quả chắc chắn có khác biệt, nhưng cũng không lớn lắm".
Đợi bác Hải nói xong hết, tôi mới hỏi: "Cái chấm đỏ đó, đại khái là nên chấm lên chỗ nào?"
"Tùy cậu, chỉ cần là chấm lên đầu con chó là được, đầu con chó to thế, chắc cậu cũng không thể chấm nhầm lên móng chân nó chứ?"
Tôi nói việc này chắc chắn là không thể rồi, sau đó cảm ơn bác Hải, khi nào rảnh sẽ mời bác đi uống rượu.
Bác Hải cười cười nói được rồi, sau đó hai người liền cúp máy.
Tôi ngay lập tức chạy ra chợ, định tìm mua một cọng lông gà trống, việc này thì quá đơn giản rồi.
Hầu như ai cũng ăn thịt gà, nhưng không phải ai cũng đều giết thịt gà. Lúc còn nhỏ tôi đã từng thịt gà một lần, đặt con dao lên cổ gà, ra sức cứa, không cần cắt đứt cổ con gà, chỉ cần cứa đúng vào thực quản của nó là được, sau đó vứt nó ra vườn không để ý nữa.
Con gà bị cứa vào thực quản ấy, vẫn còn vỗ vỗ cánh, quẫy tung cả cái vườn, cuối cùng cả vườn toàn là vết máu gà. Bây giờ kinh tế đã phát triển, mọi người muốn ăn thịt gà đều là đến chợ mua sẵn, lông đều đã được làm sạch, vì thế cụ thể người ta làm lông thế nào, cũng không ai quan tâm lắm.
Đến chợ, tôi không nói câu nào, móc ra 20 tệ, nói với bà chủ kia: "Nhìn thấy gì không? Chính là con gà trống này, cái lông dài nhất trên đuôi nó, tôi muốn mua cái đó".
Bà chủ dù không hiểu tại sao lại có người đi mua lông gà, nhưng vẫn vui mừng nhận tiền của tôi, một tay giữ chặt con gà, tay còn lại nhổ cái lông đó đưa cho tôi, con gà trống kia đau đớn đập đập cánh không thôi.
Cái lông gà này dài khoảng hơn 40cm, gần dài bằng lông con công, trên đường về nhà nghỉ, tôi lại nghĩ, làm thế nào để tìm được một con chó bây giờ?
Chỉ vì muốn đột nhập vào nhà bà Phùng mà mua một chó có đáng không?
Đầu tiên chưa tính đến việc đáng hay không đáng, sau khi rời khỏi nhà bà Phùng, làm xong việc, con chó đó thì sao? Đó chính là một vấn đề phải suy nghĩ.
Chuyện này suy nghĩ thật đau đầu, tôi loanh quanh dưới lầu nhà nghỉ, mua một chai bia, ngồi xổm xuống đấy, buồn rầu khôn nguôi, uống hết ngụm này đến ngụm khác.
Cũng đúng lúc tôi không còn tỉnh táo nữa, thì một con chó vàng hơi bẩn thỉu, vẫy vẫy cái đuôi từ từ đi về phía tôi, đến trước mặt tôi, nó thè lưỡi ra, rớt nước miếng, liếm liếm mép nhìn chai bia trong tay tôi.
Tôi bật cười, nói: "Tiểu huynh đệ, mày cũng biết uống rượu cơ à?"
Con chó kia không biết có phải là hiểu lời tôi nói không, nhìn tôi sủa gâu gâu hai tiếng, vẫn nhìn chia bia trên tay tôi với ánh mắt thèm thuồng.
Tôi nhìn bên cạnh vừa may có một cái vỏ hộp mì cũ nát, bên trong có chút bẩn thỉu, nhưng lại không bị thủng, liền rót một chút bia vào cái hộp đó, vừa đặt nó xuống, con chó vàng lền vẫy vẫy đuôi, lập tức chạy đến, liếm sạch.
Lạ thật, con chó này biết uống bia thật sao?
Đúng lúc đó ông chủ tiệm lại mang ra một chia bia, hình như bên trong tiệm nóng quá, mới ra ngoài cửa hóng gió, tôi liền hỏi ông ta: "Ông chủ à, con chó này là chó nhà ai vậy? Đến bia nó cũng uống được? Ha ha, cũng thú vị đấy chứ."
Ông chủ tiệm là một người đàn ông tầm hơn ba chục tuổi, đi đôi tông lào, ngồi xuống cạnh tôi, cười nói: "Không biết con chó hoang này từ đâu đến, không có ai nuôi, cũng không có ai chăn nó, chưa từng thấy nó ăn gì, nhưng cũng không chết đói, mà nó lại rất thích uống bia".
Tôi cũng cười nói: "Con chó này thật thú vị, cơm có thể không ăn, nhưng rượu thì không thể không uống".
Ông chủ nói: "Chúng tôi ở đây, đều gọi nó là con chó rượu."
Ma men thì tôi biết, chứ còn chó rượu là lần đầu tôi nghe thấy.
Con chó này rất nhanh đã liếm sạch bia trong hộp mì, lúc này lại nhìn tôi vẫy đuôi, tôi bật cười, không biết vì sao, bỗng nhiên rất thích con chó này.
Tôi rót toàn bộ bia còn lại cho con chó đó uống, nhìn dáng vẻ vui mừng của nó, khiến tâm hồn tôi như được trở lại mười bảy năm trước.
Năm ấy, tôi mới 9 tuổi.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ, năm đó bố tôi cuối cùng cũng kiếm đủ tiền để xây một căn nhà trong thôn, nhưng nhà ở quê không giống với nhà trên thành phố, không có cửa chống trộm nên không an toàn, chỉ có cách nuôi chó trông nhà.
Vấn đề chính là ở chỗ này, nhà tôi chưa từng nuôi chó.
Ban ngày công nhân làm việc, ban đêm thì vật liệu xây dựng đều bỏ tại chỗ, vì sân vẫn chưa làm xong, bốn bề đều thông thoáng, buổi tối bố tôi đều ngủ tại công trình, còn phải bật điện lên, vì vài nghìn viên gạch xây nhà, sợ sẽ có người lấy trộm mất.
Lúc đó ông tôi vẫn còn sống, ông nói với tôi: "Nếu như có thể nuôi một con chó, thì mọi việc dễ dàng hơn bao nhiêu".
Bố tôi cũng không quan tâm, sau đó vài ngày, khi tôi và bố ngủ trên chiếc giường giữa sân, khoảng 5h sáng, trời bắtt đầu lờ mờ sáng, tôi bỗng nhiên cảm thấy có thứ gì đó giật giật ga giường, tưởng rằng là bố đã tỉnh, nhưng chắc bố tôi cũng không rảnh rỗi đến mức làm phiền tôi ngủ vào sáng sớm thế này chứ?
Tôi lờ mờ mở mắt nhìn xung quanh, một con chó to màu vàng, đang gặm cái ga giường, ra sức kéo về phía sau.
"Bố, bố ơi, nhìn này"
Bố tôi cũng đã tỉnh, cũng vui mừng lạ thường, ông ấy giơ tay ra xoa xoa đầu con chó, tôi sợ con chó sẽ cắn bố, mới nói bố cẩn thận chút, lúc bố tôi giơ tay ra, con chó híp mắt lại, vẫy vẫy đuôi, nhìn rất ngoan ngoãn.
Bố tôi lấy dây buộc nó lại, nó hoàn toàn không phản kháng gì, sau này con chó đó, đã ở lại nhà tôi trông nhà, vốn dĩ đó là một chuyện vui, nhưng lại khiến cho cả nhà tôi sửng sốt một phen.
Con chó này, thân hình to lớn, rất lanh lợi khỏe mạnh, nhưng, nó lại bị câm!
Không sai, từ lần đầu tiên cả nhà tôi nhìn thấy con chó này, chưa ai nghe thấy nó sủa một tiếng nào! Ngay cả một tiếng rên khẽ cũng chưa từng nghe thấy.
Vì sao chó lại biết trông nhà? Chính bởi vì tiếng sủa của nó có thể đuổi trộm, nhưng con chó này lại bị câm, vậy thì làm sao có thể trông nhà được đây?
Nhưng có một con chó cũng vẫn hơn không có, bố tôi vẫn hàng ngày chăm chút cho nó, ba tháng sau, nhà đã xây xong, theo luật lệ, nhà tôi phải đốt pháo, rước thần đến, đặc biệt là phải dùng bút lông viết lên giấy đỏ mấy dòng chữ: "Khương Đại Công chi vị, chư thần thoái tị" (*), sau đó dán lên xà nhà cao nhất, để xua đuổi ma quỷ.
Tôi nhớ hôm đó trời mưa rất to, bố tôi đi vệ sinh, khi quay lại liền cười nói: "Con chó câm này, thật là thú vị, trong 3 tháng xây nhà chưa từng sủa câu nào, giờ nhà đã xây xong, nó mới sủa một tiếng.
Tôi cũng cười nói: "Có phải là bị ướt mưa nên ốm rồi không, bố ơi, ngày mai bố dựng cho nó cái chuồng đi".
Ông tôi không ngừng hút thuốc, thở dài nói: "Văn Đình, vài ngày trước con lên thành phố làm ăn, có còn nhớ người ăn mày câm đã chết đó không?"
---

---
(*) Lều linh hồn: Theo nghĩa đen nó là cái lều, rạp dựng lên để linh hồn đi qua, nhưng vì Việt Nam không có loại lều này, nên mình dịch tạm vậy, để hình dung rõ hơn các bạn xem ảnh nhé ^^
(*) Chương thần bắt ma: là một điển cố của Trung Quốc nói về một vị thần chuyên giúp dân chúng đuổi ma trừ tà.
(*) Quan Vân Trường qua 5 ải chém 6 tướng: Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, khi hay tin Lưu Bị đang ở trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ lập tức đưa hai chị dâu đi tìm. Tào Tháo vì muốn lưu giữ Quan Vũ nên không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không sai tướng đuổi bắt. Các tướng của Tào Tháo không cho Quan Vũ qua ải nên ông phải mở đường máu mà đi, vì vậy, Quan Vũ qua 5 ải đã chém 6 tướng của Tào Tháo .
(*)  Lan Đình Tự: là tác phẩm thư pháp nổi tiếng của Thánh Thư – Vương Hy Chi , ông được người đời ca tụng là thiên hạ đệ nhất hành thư .
(*) Khương Đại Công chi vị, chư thần thoái tị: Nghĩa là Khương Tử Nha tại đây, các vị thần thoái vị, theo truyền thuyết Khương Tử Nha là thần của các vị thần,,vì vậy người Trung Quốc có tục lệ dán câu đối này lên xà nhà, để cầu bình an, xua đuổi tà ma.

---
CHƯƠNG 26: KẾ HOẠCH MỘT LẦN NỮA BẠI LỘ

Bố tôi rùng mình một cái, tôi nhìn thấy rõ ràng người bố đang run lên, bố hỏi ông: "Bố, sao bố lại nhớ lại chuyện đó vậy?"
Ông tôi đứng dậy, nói một câu: "Con người sống trên đời phải làm nhiều việc tốt, Văn Đình, năm đó con làm vậy là đúng."
Nói xong, ông tôi liền quay người, bật ô, chậm rãi bước ra khỏi nhà.
Cái người ăn mày câm này tôi có biết, lúc còn nhỏ tôi đã từng gặp, tóc ông ta rất dài, kết thành từng búi từng búi tóc, tôi không đoán được ông ta đã bao nhiêu tuổi, da ông ta rất đen, râu cũng dài, hay tìm thức ăn trong mấy thùng rác ngoài đường ở thị trấn.
Tôi nhớ rõ nhất là có một lần, mùa đông năm đó tuyết rơi rất dầy, ông lão ăn xin đó đói tới mức không chịu được nữa, gần như đói đến lả đi, ngồi ở lề đường ôm một viên gạch, ra sức gặm, ra sức nhai.
Nhưng người trên hai chục tuổi có lẽ đều biết, loại gạch được nung vào những năm ấy, đa số đều là màu đỏ, hơn nữa lại rất cứng, chất lượng tốt, còn loại gạch bây giờ thì lại có màu nâu.
Con đường này rất sầm uất, nào là tiệm sửa chữa điện, cửa hàng tạm hóa, chợ rau quả, hàng ăn, dân cư đông đúc, nhưng cái ngày ấy, lại không có một người nào, cho ông lão ăn xin kia dù chỉ là một cái bánh bao.
Bố mẹ tôi là thợ may, khi đang may đồ, nhìn qua cửa sổ nhìn thấy người ăn mày kia, bố tôi thấy cảnh ông ta đang ra sức gặm viên gạch, liền bước ra khỏi nhà cầm theo 2 cái bánh nướng, tặng cho ông lão ăn xin.
Khi quay về, trên người bố tôi rơi ra bao nhiêu là tuyết dày, bố vừa phủi tuyết, vừa nói với tôi: "Minh Tử, nếu con không chịu khó học hành, thì con sẽ không có tương lai, sau này không chừng còn trở thành ăn mày nữa đấy".
Chuyện này tôi nhớ rất rõ, vì tôi rất sợ một ngày nào đó tôi cũng sẽ lang thang đầu đường xó chợ, phải gặm gạch, thế nên khi còn đi học, thành tích đều xếp vào hàng đầu, đó là sự thật.
Mùa đông năm đó, đêm 30 Tết, cả nhà tôi đang ngồi nói chuyện, bỗng nghe thấy có người gõ cửa, bố tôi ra mở cửa, ông lão ăn xin đó toàn thân là tuyết trắng xóa, đứng trước cửa nhà tôi lậy hai lậy.
Bố tôi đứng ngẩn người ra, biết là ông lão đang chúc Tết, cười nói: "Tôi cũng chúc ông năm mới vui vẻ". Bố tôi lúc đó định mang chút đồ ăn đến cho ông ta, nhưng ông ta đã đi mất rồi.
Sáng sớm hôm sau, rất nhiều trên đường đều xúm lại xì xào, nói rằng người ăn mày đó đã chết, chết ngay cạnh cái thùng rác, xác của ông ta bị tuyết phủ trắng xóa.
Ba năm sau, bố tôi làm ăn tốt kiếm được một khoản tiền, liền đưa cả nhà tôi về quê xây nhà dựng cửa, cũng chính là lúc gặp sự việc kia, thời gian ấy đang muốn nuôi một con chó, đúng lúc không biết từ đâu con chó ấy tự tìm đến, nhưng con chó ấy không ngờ lại là con chó câm.
Tôi bất giác nghĩ cái đêm ba năm trước ấy, đêm ấy có tuyết rơi, người ăn xin đến tìm bố tôi chúc Tết, ngày hôm sau, ông ta đã chết trên mặt đất phủ tuyết trắng. Ngày này ba năm sau, nhà vừa xây xong, trời cũng đổ mưa, con chó câm bỗng nhiên sủa lên một tiếng trong màn mưa, ngày hôm sau, nó cắn đứt dây xích, mất tích không tìm thấy đâu nữa.
Lúc đó tôi còn học tiểu học, trên đường đi học về hay ngó nghiêng tìm nó, nhưng nhiều năm qua đi, tôi vẫn chưa từng gặp lại con chó câm đó.
Bà ngoại tôi rất tín Phật, bà hay thắp hương, sau này mỗi lần nhắc đến chuyện đó, bà đều nói với bố tôi: "Con chó câm đó chính là đến báo ơn, làm người nên nhớ phải làm thật nhiều việc thiện".
Bố tôi trình độ học vấn không cao, tôi nghĩ câu nói đó có thể hiểu là: "Ngẩng đầu ba tấc có thần minh, ác giả ác báo, thiện giả thiện lai."
Con chó tôi vừa gặp rất giống với con chó năm đó tôi nuôi, nhưng con chó này không hề câm, nó vừa nãy có sủa vài tiếng.
Tôi thở dài, đứng lên chuẩn bị rời đi, nào ngờ con chó vẫn vẫy đuôi, nhanh chóng đi theo tôi.
Chuyện này khiến tôi hơi bối rối, nhà nghỉ cấm cho chó vào, tôi nói: "Mày từ đâu đến thì quay lại đó đi, tao còn có việc, đừng có đùa nữa".
Nhưng con chó vàng ấy vẫn đi theo tôi, đuổi thế nào cũng không đi, tôi bỗng cười, ngồi xuống nói với nó: "Như này đi, người huynh đệ, hai ngày tới tao bao mày chầu bia, nhưng mày phải giúp tao một việc, được không?"
Con chó chỉ im lặng nhìn tôi.
"OK, mày không lên tiếng tức là đồng ý đấy nhá".
Tôi quay lại quán kia mua một chia bia, rót vào cái hộp mì tôm, con chó lại liếm sạch, mẹ ơi, tửu lượng cũng khá đấy!
Tối đến, tôi cố ý đến một quán ăn nhỏ, lấy một chút tiết gà, sau đó nép vào một góc ít người, dùng cọng lông gà trống kia, chấm một chấm đỏ lên đầu con chó.
Tôi có cảm giác như là đang chấm mắt cho sư tử vậy, có một số nhà hàng khai trương, hay mời đoàn múa sư tử đến biểu diễn, sau đó để thể hiện cho một khởi đầu tốt đẹp, ông chủ mang bút lông ra, vẽ tròng mắt cho sư tử.
Chấm xong chấm đỏ, tôi dắt con chó theo, núp dưới lầu nhà nghỉ, bà Phùng vẫn như thường lệ lái chiếc xe ba bánh đi qua, nếu lần này có thể đột nhập thành công vào nhà bà ta, thì trong vòng một tiếng cũng đủ để điều tra kha khá chuyện.
Sau khi dắt con chó vào trong thôn, đến trước sân nhà bà Phùng, tôi nói thầm: "Người huynh đệ, có thể chế ngự được lũ gà kia hay không, phải xem bản lĩnh của mày đến đâu rồi. Lên!"
Tôi vẫy mạnh tay một cái, như thể là tướng quân đang chỉ huy trận chiến vậy, con chó ngồi cạnh tôi, không nhúc nhích mà chỉ vẫy đuôi, như thể là chuyện này không liên quan gì đến nó cả.
"Mẹ nó, đại ca à, mày tôn trọng tao chút có được không?" Tôi xoa xoa đầu nó nói.
Con chó há mồm ra, rớt hết cả nước miếng ra, căn bản không thèm để ý đến tôi.
"Được được, tao với mày cùng vào, như thế được chưa?" Nhìn thấy tôi đứng lên, con chó đi theo tôi vào vườn nhà bà Phùng, vừa vào đến nơi, tình hình có chút gì đó không đúng lắm!
Cả đàn gà con đứng trong chuồng, đều đang nhìn tôi chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống, nhưng khi nhìn thấy con chó vàng hung hẵn sau lưng tôi, bỗng bị dọa hoảng sợ chạy toán loạn, núp sâu bên trong cái lều, không dám ra ngoài.
Trong đêm tối, tôi cúi đầu xuống nhìn vào mắt con chó vàng, sâu trong mắt nó dường như lóe lên một tia sáng lấp lánh, có thể là do ánh trăng chiếu vào, tóm lại là khiến người ta khiếp sợ.
"Tuyệt vời! Người huynh đệ xem ra mày không tồi chút nào!" Tôi vỗ vỗ đầu nó, rồi nhanh chóng bước đến trước cửa nhà bà Phùng, nhấc ngưỡng cửa ra, chui vào bên trong, còn con chó thì đứng yên ngoài cửa không nhúc nhích.
Tôi bật đèn điện thoại lên, soi sáng căn phòng, nhìn về phía góc tây bắc của căn phòng, bỗng nhiên giật mình!
Chiếc xe ba bánh của bà Phùng, bỗng nhiên đặt ở một góc phòng!
Không lẽ bà Phùng chưa ra ngoài, mà đang nấp trong góc tối nào đó của căn phòng? Toàn thân tôi đổ mồ hôi lạnh, tự an ủi chuyện này không thể nào, tôi rõ ràng đã thấy bà ta lái chiếc xe ba bánh rời khỏi thôn Tang Hòe!
Trong căn phòng không có động tĩnh gì, ngoài sự lạnh lẽo vốn dĩ của nó, tôi cố lần theo nguồn hơi lạnh, từ từ mò mẫm, dần dần đã tìm ra nơi lạnh lẽo nhất trong căn phòng!
Một cái tủ quần áo cũ kỹ màu đen!
Trên cái tay nắm cửa tủ, có trạm khắc vài đồng xu, nhìn kỹ liền biết đây là đồng xu tránh gió, vì loại đồng xu này rất to.
Làm như vậy chính là dùng đồng xu đuổi ma quỷ, một số người được người già trong nhà cho mấy đồng xu kiểu như vậy, liền tận dụng làm đồ dùng trong nhà, bởi lẽ giữa đồng xu này có một cái lỗ vuông, như vậy có thể cố định chỗ cầm tay.
Tôi ngẩng đầu nhìn một lượt toàn bộ cái tủ, sao lại có cảm giác giống như một cái quan tài dựng đứng lên vậy, trong lòng không tránh khỏi chút sợ hãi, mồ hôi đã thấm ướt hết áo.
Tôi lấy hết can đảm, nghĩ chỉ cần mở cái tủ này ra, thì ngay lập tức biết được tất cả bí mật của bà Phùng! Bởi vì nguồn không khí lạnh lẽo trong nhà bà Phùng chính là xuất phát từ đây.
Lúc này tôi run run đưa đôi tay lên, đang chuẩn bị kéo cánh cửa tủ ra, không ngờ cánh cửa phía sau lưng bỗng kêu cót két, tôi giật mình, nghĩ là bà Phùng quay lại đột xuất, lúc này đang mở khóa cửa, suýt nữa thì đánh rơi điện thoại xuống đất.
Tôi định hình lại nhìn, thì ra là con chó vàng đang ngó đầu qua cái ngưỡng cửa, nhìn về phía tôi ăng ẳng kêu lên vài tiếng.
Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, đang đứng như trời trồng suy nghĩ, thì bỗng nhiên từ phía đằng xa vọng lại tiếng xe ba bánh.
Khoảnh khắc ấy, tôi trợn tròn mắt trong bóng tối.
Không đúng! Bà Phùng quay lại rồi sao, làm sao bà ta lại biết được có người đột nhập vào nhà chứ?

---
CHƯƠNG 27: NGƯỜI QUỶ KHÓ PHÂN

Tôi sốt ruột lo sợ bò ra khỏi nhà bà Phùng, chốt cửa nhà lại trong nháy mắt, mang theo đại hoàng cẩu nhanh chân chạy.
Chạy một hơi hơn 200m, xác định bà Phùng sau sẽ không phát hiện, lúc này tôi mới đè lại trái tim đang hoảng loạn, lòng sợ hãi nói: Thật kỳ lạ, tôi rõ ràng đã phá giải thuật bốn mắt môn đồng, vì sao lại còn? Đại hoàng cẩu ngồi xổm bên cạnh tôi, há miệng chảy nước dãi, vẻ mặt như kiểu nó với tôi không hề liên quan.
Mang theo một bụng đầy nghi vấn tôi về đến nhà nghỉ, thấy thời gian chỉ mới hơn 9h, phỏng chừng giờ Bác Hải vẫn chưa ngủ, tôi liền gọi một cuộc. "Bác Hải, bác đang nghỉ ngơi ạ?"
Bác Hải nói: Không có, đang nhìn người với quan sát thiên nhiên, lại đến mùa giao phối rồi à?
Tôi nói: Bác Hải, cách phá thuật bốn mắt môn đồng mà chú dạy con có thể giải được không? Có thể hay không có gì đó sai sót hay có chỗ nào đó chuẩn bị sai sót rồi thất bại không?
Bác Hải sửng sốt, một lát sau nói: Đương nhiên sẽ không, bốn mắt môn đồng, bản thể là gà, linh hồn là trẻ sơ sinh, bất kể là gà thì vẫn là trẻ sơ sinh, bản chất vẫn sợ chó, một khi gặp chó, nhất định sẽ mất đi hiệu lực. Tại sao không hiệu nghiệm chứ?
Bác Hải cảm giác tôi không tin lắm, liền tiếp tục nói: Bốn mắt môn đồng, hai mắt có bốn tầng mí mắt. Trong đó hai tầng là mí mắt gà, hai tần kia là mí mắt của linh hồn trẻ sơ sinh. Cái này phát huy tác dụng chủ yếu chính là đôi mắt của trẻ sơ sinh kia, chỉ cần dắt theo một con chó, ở trên đầu chó hiện điểm đỏ, nhất định là có ma áp sát, đây là chân lý!
Tôi nói: Vậy không đúng rồi, theo như biện pháp của bác, con đều dùng đúng rồi, nhưng vẫn là thế, con suy nghĩ, bốn mắt môn đồng kia cuối cùng có gì ma quái?
Bác Hải bên kia cũng choáng, cuối cùng nói một câu: Thằng nhóc, cuối cùng cậu muốn làm gì?
Tôi ngắn gọn nói cho bác Hải nghe là vì tìm kiếm Cát Ngọc mới làm như vậy, bác ấy liền nói: Cậu chờ tôi, ngày mai tôi qua, tôi tự mình giúp cậu. Bác Hải tự mình ra trận.
Việc này nhất định thành! Hôm sau, Bác Hải mệt mỏi đi qua đây, tôi đưa bác Hải tới tiệm ăn bên dưới ăn một ít, buổi tối hai bọn tôi đứng trên lầu khách sạn, nhìn theo hướng về thôn Tang Hòe, đợi bà Phùng.
Từ xa, theo ánh trăng, một bà già chạy chiếc xe ba bánh cũ nát, từ thôn Tang Hòe đi ra, tôi vỗ tay bác Hải, nhỏ giọng nói: Bác Hải, người xem, người kia là bà Phùng con nói. Bác Hải lơ đãng nhìn thoáng qua, gật đầu nói: Xem ra bà ấy so với tôi còn già hơn.
Nói xong câu đó, bác Hải không nhìn, chỉ thấy ông ấy trong nháy mắt nghiêng mình đi khỏi, bác Hải như con chuột giẫm vào bẫy, giật mình một lúc, đột nhiên liền chạy trở về, một phen đẩy tôi ra, toàn bộ thân mình ghé vào cửa sổ.
Chỉ thấy bác Hải mở to hai mắt nhìn, giống như nhìn thấy quái vật, gương mặt đầy vẻ khó tin. Trong lòng tôi nói: Bác Hải không phải là quen biết bà Phùng chứ? Nếu vậy thì thật là cẩu huyết. "Bác Hải, bác sao vậy?" Thấy bác Hải tâm tình mất thật lâu để bình phục, tôi nhỏ giọng hỏi.
Bác Hải tự mình lẩm bẩm: Không thể nào, không thể nào, chuyện này không thể nào. Ông ấy đột nhiên như hoảng loạn, luôn không ngừng tự mình lẩm bẩm, tôi hốt hoảng hỏi: Bác Hải, bác làm sao thế? Đừng làm con sợ, người rốt cuộc bị làm sao thế?
Tôi cho rằng tinh thần bác Hải đột nhiên bị kích thích như vậy, nhất định là điên rồi, nhưng một lúc lâu sau, bác Hải định thần lại, lau mồ hôi trên trán, đầy hoảng sợ nói: Cậu chính là muốn vào nhà của bà ta?
Tôi gật đầu nói: Đúng vậy, nhà bà ấy. Bác Hải nói: Tôi có chút khát, cậu đi rót cho tôi chén nước đi. Nhà trọ này không có nước uống xa hoa, chỉ có phích nước nóng, tôi dùng ly pha lê rót một ly nước trà cho Bác Hải, lúc bưng cho ông ấy, ông ấy không nói chuyện, chỉ vung tay lên ý bảo đem ly đặt trên bàn, mà ông ấy lại không nói một lời ngồi ngay ngắn ở sô pha. "Bác Hải, bác uống trà."
Tôi đem chén trà đẩy lên, nhưng bác Hải đột nhiên cười to, nói với tôi: Tiểu tử, 2 ngày trước chúng ta chơi cờ tướng, cậu thua ba ván, có phục không? Tôi sửng sốt, nghĩ thầm hình như tôi với bác Hải không có chơi cờ tướng với nhau thì phải?
Không biết nên trả lời thế nào, bỗng nhiên bác Hải trừng mắt, không ngừng nháy mắt với tôi, nhíu mày, tôi lúc này mới hiểu rõ. Tai vách mạch rừng "Đúng vậy, không phục!"
Tôi ồn ào nói Bác Hải nói: Không phục? Vậy lại thêm 2 trận, tôi làm cậu tâm phục khẩu phục, có dám không? Tôi nói: Có gì mà không dám? Bác Hải cầm chén trà ở trên bàn gõ nhẹ nhẹ, mỗi lần gõ liền nói: Cậu bày cờ mau lên. Tôi cũng cầm chén trà lên, ở trên bàn gõ nhẹ nói: Đây đây, bác đừng nóng vội. Mọi người đều biết, cờ tướng, hồng hắc hai bên đều có 16 quân cờ, bọn tôi một bên đối thoại, một bên gõ gõ chén trà, gõ tầm 32 cái, bác Hải nói: Tôi đi trước, pháo rời núi!
Nói xong, ông ấy lại bưng chén trà, gõ nhẹ lên bàn. Mới gõ xong chén trà, tay ông ấy cho vào chén trà, chấm nước, vươn tay, viết nhanh lên bàn hai chứ. Nhìn tôi nháy mắt, ý bảo tôi xem hai chữ kia.
Xong rồi! Xong rồi? Hai chữ này có nghĩa gì? Là bọn tôi gặp dịp chơi có thể ngưng rồi sao? Tôi nhìn hồi lâu, ánh mắt đầy nghi hoặc, thậm chí tôi nhìn về phía bác Hải có chút nóng nảy, thật sự hy vọng ông ấy có thể nói cho tôi biết, rốt cuộc đã xỷ ra chuyện gì.
Bác Hải làm ra vẻ nói: Tiểu tử cậu ngây ngốc cái gì, tới cậu đi rồi, nhanh lên, đừng lãng phí thời gian. Tôi vội vàng không ngừng gõ, nói: Nhảy ngựa! Lúc đó tôi cũng dùng ngón tay chấm nước, ở trên bàn vẽ đại một dấu hỏi, ý tứ là, cuối cùng là sao vậy? Ánh mắt bác Hải bỗng trở nên phẫn nộ, nhưng ông ấy lại dùng giọng cực sảng khoái nói: ra xe! Rồi sau đó, lại dùng tay vẽ trên bàn hai chữ.
Người Quỷ Người và quỷ? là sao? Viết mỗi một người hoặc mỗi quỷ, tôi còn có thể hiểu, chính là nói cách vách có người nghe lén chúng ta nói chuyện, hoặc là người, hoặc là quỷ. Viết một lúc người lẫn quỷ, tôi thật không thể hiểu.
Mà tôi cũng không rõ lúc ấy hai chữ ấy nghĩa là gì, bác Hải tiếp tục dùng ngón tay chấm nước vẽ một xoa hào trên đầu chữ người, một cái bên chữ quỷ. Không phải người cũng không phải quỷ ? Trời ơi ! Tôi cảm giác não mình muốn nổ tung ra, cuối cùng chuyện này là như thế nào ? Cuối cùng bọn tôi tại sao không thể nói rõ ? Nếu tai vách mạch rừng, bọn tôi nhỏ giọng nói khôn phải vậy là được sao ? Tại sao đến nỗi ẩn nấp như này ? Bác Hải chỉ nhìn thoáng qua bà Phùng, như thế nào lại thành như vậy ?
Không nói thần thần quỷ quỷ, không nói điên điên khùng khùng, chỉ nói ông ấy có chút bí hiểm, cuối cùng là ý tứ gì ? Vừa rồi, là có xuất hiện cái gì biến hóa sao?
Ngũ quan trên mặt tôi đều là thể hiện mau giải tích, bác Hải vươn tay, đè ép áp lại, ý bảo tôi đừng nóng vội, đừng hoảng hốt. Bọn tôi lại tiếp tục nhàn nhã bộ dạng chơi cờ tướng, lúc này, bác Hải dùng nón tay chấm nước, trên bàn trà vẽ ra động vật.
Loài này quỳ rạp trên mặt đất, tứ chi mở rộng, đuôi rất nhọn và dài. Tôi trợn tròn mắt, thiếu chút nữa kinh sợ thốt lên, đây là bò sát ! Không lẽ, cách vách có thằn lằn thành tinh ? Giờ phút này giám sát bọn tôi, nghe lén chúng tôi nói chuyện ? Hoặc nói bà Phùng là bò sát thành tinh ? "Nhanh lên đi, sao cậu luôn suy nghĩ lâu thế ?
Thấy tôi sửng sốt một hồi lâu, bác Hải bỗng nhiên chớp mắt với tôi, thúc giục Chiếu tướng!
Tôi trực tiếp hét lên, bác Hải hoảng sợ, hắng trừng mắt, thò tay đánh tôi, tôi rút đầu lại. Tôi thật sự không nghĩ đánh đố như vậy, tôi muốn nhanh chóng kết thúc, tôi sắp không chịu nổi loại tra tấn này rồi.
Bác Hải đề cao âm lượng nói : Cậu đầu đất, cậu nhìn kĩ đi, cậu có thể chiếu tướng à ? Mã bị cản lại rồi. Nói xong, bác Hải dùng ngón tay chấm nước, vươn tay dùng sức ở ngay đoạn đuôi, như một đao đánh xuống, chém xuống đuôi thằn lằn.
Ý tứ này ? là muốn nhắc nhở tôi, giết chết con bò sát đó, chính là chém đứt đuôi sao ? Bác Hải, con lại chiếu tướng rồi. Tôi mặc kệ, tôi không nhịn được, bàn cờ này tôi không thể nào tiếp tục, nếu cứ thế, tôi sợ tôi sẽ tinh thần phân liệt mất.
Bác Hải bỗng nhiên tức giận đứng lên nói : Đã nói là mã chặn lại rồi ! Cậu chiếu tướng kiểu gì, tiểu tử này, cờ phẩm thật kém, chắc chỉ dựa vào chơi đểu, về nhà.
Nói xong, bác Hải đứng lên, nhìn tôi chớp mắt, lại xua tay, ý bảo đừng nói lời nào, ông ấy sải bước ra khỏi phòng, lúc đóng cửa phòng lại, tôi nhìn về bàn trà, mắt mở to kinh sợ. Không đúng, bác Hải dùng nước vẽ không phải vẽ bò sát !

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro