1.

1.

Tôi đang ngồi trên chuyến xe khách về quê ngay sau khi hoàn thành xong vòng chung kết của giải thi đấu cấp khu vực. Thắng thua trong thể thao là chuyện thường ngày, và hôm nay thần may mắn đã không mỉm cười với tôi. Tôi về mà lòng còn đầy tiếc nuối. Trong lượt bắn quyết định giữa tôi và đối thủ, thật sự ngay lúc này đây tôi vẫn không thể cắt nghĩa được chuyện gì đã xảy ra ngay thời điểm mũi tên của tôi chệt hướng, nằm ngay ngắng tại vạch 2 điểm.

Vào thời điểm ấy tôi tự nhủ sẽ không bao giờ giương cung thêm một lần nào nữa.

Tấm vé cho giải bắn cung quốc gia đã vuột mất khỏi tay tôi.

Con người luôn ham muốn vượt ra khỏi giới hạn của bản thân. Từ xa xưa luôn là như vậy, song hành cùng sự tiến hóa là những nền văn minh không ngừng phát triển hưng thịnh và vượt bậc. Hàng trăm năm trước, ai ngờ có một ngày người ta quên mất việt viết thư mà thay vào đó là trò chuyện qua hai chiếc điện thoại mỏng như quyển tập. Việc bay từ nơi này sang nơi khác đã là siêu thực huống hồ chi là đặt chân lên tậng cung trăng.

Ngày ấy, cha tôi mất sớm, tôi chấp nhận rời khỏi sự bảo bọc của mẹ, rời khỏi giảng đường Cao đẳng Y tế theo ý nguyện của mẹ để lên thành phố theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên bắn cung. Đã tám năm trôi qua, những việc tôi làm, những lời tôi nói đều chỉ muốn chứng minh rằng con đường tôi đi là đúng. Nhưng đích đến trước mắt đã vụt qua tôi như cảnh vật hai bên vệ đường khuất dần sau khung cửa kính.

"Con người luôn ham muốn vượt ra khỏi giới hạn của bản thân". Dù thất sự họ chưa hoặc không thể nhận ra giới hạn của chính mình nằm ở đâu!

Phì cười cho qua chuyện, tôi tự nhủ thôi thì vứt hết vậy, mày làm lại. Chưa kịp dứt ra khỏi mớ suy nghĩ mông lung thì liền sau đó tôi hốt hoảng bởi chỉ một chút "vượt giới hạn" của bác tài xế nữa thôi là bác đã tông phải một ai đó đang cố gắng bước sang đường.

"Qua đường mà bị đui, âm binh!" Bác chửi đổng một cái cho qua chuyện.

Từ phí cửa sổ, tôi ngoáy lại nhìn thì gã đó đúng là âm binh thật, chiều chạng vạng mà đứng hiên ngang giữa con đường hai làn xe. Phá vỡ giây phút thót tim là hàng loạt những lời dèm pha xen lẫn chửi rửa từ mấy hành khách cùng chuyển xe.

"Kiểu này là nhậu từ sáng tới giờ nè"

"Ngáo đá"

"Sạt nghiệp muốn tự vận hay gì vậy cha?"

Chợt có ai đó vì muốn thôi ồn ào nên nhờ bác tài vặn lớn radio lên để nghe tin tức. Chất giọng khẩn trương của cô phát thanh viên kéo tôi về với thực tại.

"Sau đây là bản tin 24 giờ: Kính thưa quý vị, hiện nay, trên nhiều tỉnh thành, trong cả nước số ca bệnh cúm lạ không ngừng gia tăng. Theo thông cáo báo chí từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh quốc gia CDC, đây là một chủng virus cúm mới được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á. Tuy là chủng virus khiến người nhiễm có những triệu chứng thông thường như bệnh cúm mùa, nhưng điều đáng quang ngại là tốc độ lây lan vô cùng nhanh, tính bằng giây. Theo nghiên cứu từ tổ chức Y tế thế giới WHO, đã có những trường hợp người bệnh sau quãng thời gian ủ bệnh đã ngất xỉu đột ngột. Một chuyên gia miêu tả trạng thái này giống như trạng thái ngủ đông của động vật. Thân nhiệt hạ đến mức vô cùng thấp và giảm mức trao đổi chất trong cơ thể. Hiện các bệnh nhân rơi vào trạng thái "ngủ đông" luôn được các cơ quan y tế túc trực theo dõi và điều trị. Chúng tôi sẽ cập nhật những tin tức mới nhất trong chương trình sau."

Radio lại cập nhật về những vụ giết người thương tâm xảy ra với tần số dày đặt. Theo số liệu thống kê từ Bộ Công an, đã có hơn 200 nạn nhân tử vong, một số xí nghiệp nhà máy lớn còn có tình trạng bạo loạn diễn ra khiến nhiều người bị thương. Tại hiện trường các vụ bạo động, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đô thị đã có mặt để trấn áp những phần tử quá khích, các bệnh viện dã chiến đã được dựng lên để cấp cứu kịp thời. Hiện chưa có thông cáo chính thức về nguyên nhân sự việc từ phía Chính phủ. Theo nhận định, đây có thể là một làn sóng bạo động quy mô toàn quốc.

Những tin tức như thế này dạo gần đây bắt đầu khiến cho người ta rơi vào trạng thái hoan mang lo lắng. Người với người dè dặt với nhau hơn khi ở nơi công cộng. Các trường học, cơ quan, chợ búa và trung tâm thương mại đều kiểm soát lượng người ra vào ngày một chặt chẽ hơn. Ngay cả trên chuyến xe này cũng chưa tới 20 lượt khác. Chúng tôi ngồi cách xa nhau, túc trực khẩu trang hay mặt nạ chống tia giọt chỉ vì sợ bị nhiễm virus từ nước bọt hay không khí. Bắt đầu từ 20h00 tối nay, cả nước phải nghiêm chỉnh chấp hành lệnh giới nghiêm. Khóa chặt tất cả cửa ngõ nhà ở, liên tục cập nhật thông tin từ phía Chính phủ. Nếu có vấn đề khó giải quyết xảy ra tại nơi ở chúng tôi phải gọi ngay đến đường dây nóng 1xx. Lực lượng phản ứng nhanh sẽ có mặt kịp thời hỗ trợ.

Xem như chính phủ cũng bắt đầu có những động thái trước tình hình hiện tại. Có thể không khiến người dân được thoải mái nhưng chí ít cũng tỏ rõ sự quan tâm đến dân. Điều đó là tôi an tâm một chút.

Trước mắt tôi hiện ra khung cảnh quen thuộc của quê mình. Thị xã nơi tôi sống khá đông dân nhưng lại không huyên náo, sầm uất như những thành phố lớn, khá nhộn nhịp vào buổi sáng hay giờ tan tầm nhưng rồi lại trở về với bầu không khí yên ắng đến lạ. Thật sự trong thời buổi hiện nay chỉ là việc bước ra đường cũng thật sự khiến người ta đắn đo suy nghĩ nên hay không nên. Nhà cửa nơi đây sang sát nhau được dựng theo kiểu nhà tiền chế, hoặc là những ngôi nhà đúc 2 3 tầng vừa vặn và nhỏ gọn được xây dựng theo kiến trúc của nhiều thập niên trước, dân vùng này hình như không có thói quen tân trang nhà cửa miễn sao họ có được nơi để về mỗi tối tan ca, che nắng trú mưa là được. Thỉnh thoảng sẽ có một vài ngôi nhà bề thế của các quan chức hay doanh nhân có tiếng trong xã hội. Góp thêm sự sang trọng cho vùng quê đang phát triển. Nhà tôi sống tính từ trung tâm thị xã sẽ mất thêm ba mươi phút chạy xe và phải qua thêm một chuyến đò ngang.

Điện thoại báo có cuộc gọi đến, tôi vội xốc hộp đựng cung tên lên vai rồi nhanh chân bước xuống xe.

- Dạ con tới bến xe thị trấn rồi nè mẹ ơi!

Phía đầu dây bên kia, là tiếng mẹ tôi nói không ngừng với đầy sự lo lắng.

- Mèn ơi, sao sáng giờ mẹ gọi miết mà mày không bắt máy vậy Thiện? Nghe báo đài đưa tin mà mẹ sốt cả ruột. Mẹ đang trực ở bệnh viện. Thôi tranh thủ về tới bến đò gọi cho em mày để nó rướt nghe hôn, để tới tám giờ tối giới nghiêm một cái đò ngưng đón là ngủ bụi nghe chưa con!

Tôi chưa kịp trả lời là vì sáng nay có một quãng thời gian điện thoại không có sóng thì đột ngột đầu dây bên kia mất tín hiệu, chỉ còn lại một hồi ngắt quãng. Tôi cũng sót ruột liền ngoắt tay bắt một chiếc xe ôm để về nhà. Có lẽ chỉ chưa dầy hai tiếng nữa lệnh giới nghiêm sẽ được thực thi nên xê ôm nào cũng để lại cho tôi một cái lắc đầu rồi chạy mất hút. Hơn mười phút tôi mới thở phào vì bắt được chuyến xe ôm này. Bác tài cũng là người sống gần bến đò, bác cũng sốt sắng để trở về nhà cho kịp giờ giới nghiêm tối nay.

Ngồi sau xe, tôi mới có thể quan sát kĩ không khí thị xã lúc này. Bây giờ là hơn sáu giờ chiều, hầu hết những nơi tập trung đông người như nhà lồng chợ, bưu điện hay quán xá đều đã đóng cửa từ bao giờ. Trên đường xe cộ tấp nập ai về nhà nấy. Lực lượng cảnh sát cơ động của thị xã phối hợp cùng dân quân tự vệ đã dựng chốt canh phòng và phong tỏa những tuyến đường chính. Tôi sốt ruột muốn trở về thật nhanh, giá mà ngay bây giờ tôi có thể lao thật đi như một mũi tên về đến nhà thì hay biết mấy. Đoạn đến ngã tư có vòng xoay lớn đang được thi công, xe của chúng tôi bị ép sát vào rào chắn công trình. Mật độ xe lưu thông dày đặt hơn bình thường, dòng xe đến từ nhiều nơi lại tỏa ra nhiều hướng khác nhau khiến nơi này bị ùn tắt nghiêm trọng. Xe gắn máy ở vòng ngoài còn có thể đạp thắng, lên ga nhích từng chút một. Những chiếc ô tô hay bán tải, và cả chiếc xe cấp cứu ngược hướng tôi thì xem như là bất động. Tiếng còi cấp cứu reo inh ỏi khiên bầu không khí thêm phần bức bối. Các phương tiện gần như bị nhét vào gần công trình vòng xoay thì đành phải gạt chống xe xuống đứng chờ thời. Bác xe ôm thở dài một tiếng, kéo khẩu trang xuống rồi châm điếu thuốc rít một hơi. Tôi vẫn đang cố gọi về cho gia đình sau khi cuộc gọi trước bị ngắt kết nối đột ngột. Vừa rời mắt khỏi màn hình điện thoại, tôi phải chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng. Cửa thoát hiểm của chiếc xe cấp cứu vỡ toang, ai đó từ bên trong đã phá vỡ cửa kính tìm lối thoát. Từ xa tôi chỉ thấy được được cánh tay đầy máu đang cố bám lấy thành cửa nhưng rồi bị một lực bên trong kéo ngược vào xe. Thêm hai ba chiếc cửa kính bị phá vỡ. Một người phụ nữa tóc tai rũ rượi, trong bộ áo blouse bê bết máu lao thẳng vào đoàn xe đang tắc nghẽn. Sau đó cô ta nhảy bổ vào một người trên đường liên tục cào cấu và cắn xé. Tôi chưa kịp định thần lại và phân tích xem chuyện quái quỷ gì đang xảy ra thì một bóng người thân ướt đẫm mồ hôi lao ra từ phía bên trong công trình vòng xoay vồ lấy bác xe ôm. Hắn dùng cả thân hình cao lớn đè lên người bác ấy, cắn một phát vào cổ rồi kéo ra hẳn một miếng thịt. Bác ấy chưa kịp kêu cứu thì tên kia đã cắn thêm một nhát chính xác ngay yết hầu, tia máu bắn lên chiếc áo sơ mi bạc màu của gã đàn ông kia. Hắn tru lên một tiếng nghe sởn gai ốc rồi lại tấn công đối tượng khác. Theo phản xạ, tôi cùng một số người xung quanh trèo qua những chiếc xe tìm đường chạy thoát. Vài người bỏ lại xe cuống cuồng kêu cứu. Ai đó chỉ biết đứng như trời chồng, không khóc cũng không la, miệng chỉ mấp mé câu gì đó, người thì run cầp cập. Vừa quay lưng chạy đi tôi bị ai đó kéo ngửa ra sau. Chiếc áo sơ mi lấm lem máu, không thể nào, là bác xe ôm, rõ ràng ông ấy đã chết, sao lại có thể như thế được.

"Bác ơi bác...bình tĩnh...lại" Tôi nói như thể van xin ông ấy tha cho mình nhưng dường như lúc này, sự quan tâm của ông ấy đang dồn vào những động mạch nhấp nhô trên cổ của tôi. Một tay tôi cố ngăn ông ấy cắn mình. Một tay tôi quơ loạng xạ cố với lấy thứ gì đó tự giải cứu bản thân. Cầm được quai của hộp đựng cung bị văng ra xa, tôi dùng hết sức của cánh tay đã kéo căng dây cung suốt tám năm ròng rã nện chiết hộp thẳng vào đầu ông ấy một lực đủ mạnh khiến ông ấy ngã sang một bên. Tôi thoát chết trong gang tấc.

Tôi lồm cồm ngồi dậy, dựa vào chiếc xe gần đó hít thở sâu và lấy lại bình tĩnh, trên tay cầm chắc hộp đựng cung đề phòng xảy ra trường hợp như lúc nảy.

Trước mắt tôi bây giờ là một khung cảnh vô cùng hỗn loạn, người đi đường bắt đầu sợ hãi tìm đường thoát ra khỏi đám đông kẹt xe. Xe này lấn át xe kia, có những chiếc xe cố tình đâm vào người phía trước cốt chỉ để thoát ra. Một số tài xế xe ô tô, xe bán tải chấp nhận bỏ lại xe của mình để chạy thoát. Một vài nhóm học sinh trên vỉa hè gần đó thì kinh hoàn khi bị một tên quái đảng khác vây lấy. Màu áo trắng của cô học sinh vừa bị tóm đã nhuộm máu đỏ tươi. Những cô còn lại như chết đứng.

Từ trên tầng 2 của tòa nhà đối diện vòng xoay ai đó nhảy thẳng từ ban công xuống. Tôi còn nghe rõ từng khớp xương của hắn vỡ vụn ra. Chưa đầy mười giây, cái xác đột nhiên cử động, lồm cồm ngồi dậy, bước những bước đi xiêu vẹo nhào tới tấn công một người vừa nhảy ra khỏi con ô tô màu đen gần đó.

Đâu đó nghe được tiếng nói, tiếng la thất thanh của người đi đường

"Chạy đi. Chạy nhanh đi!"

"Cứu. cứu tôi!"

"Tránh ra. Tránh ra, cái con mẹ gì đang xảy ra vậy?"

"Đừng...đừng..."

Bàng hoàng xen lẫn nỗi khiếp sợ, tôi chợt nhận ra một điều kì lạ. Ngày càng có nhiều hơn những tên quái đảng đầy thú tính không biết từ đâu xuất hiện và không ngừng tấn công người đi đường. Tựa như một trận hỗn chiến của một giống loài nào đó không phải người. Man rợ, thú tính, kinh tởm và đầy nỗi khiếp sợ. Vậy đây chính là "tình trạng bạo loạn" mà Chính phủ đã nhắc tới? Trong thông báo có nhắc đến lực lượng cơ động, dân quân tự vệ và các bệnh việc dã chiến. Họ ở đâu? Tại sao ngay tại thời điểm này lại không có sự xuất hiện của bất kì lực lượng chức năng nào đến trấn áp bạo loạn?

Tôi thận trọng bò qua những dòng xe tìm chổ trú ẩn tạm thời với vô số những câu hỏi hiện lên trong đầu. Cơ bản tôi vừa thoát ra ra được "hằng hà sa số" chiếc xe nằm tứ tung trên đường. Tôi nép mình vào trong một con hẻm gần đó. Cố gõ cửa một vài căn nhà gần đó cầu cứu, tuyệt nhiên không một lời hồi âm, có thể họ đã đi lánh nạn ở đâu đó, hoặc họ thật sự không muốn gia đình mình gặp nguy hiểm. Cũng đúng, nếu là tôi, chắc sẽ không ngoại lệ. Liệu bệnh viện có xảy ra tình trạng này? Khu nhà tôi sống có cảnh tượng này? Cố không cho dòng suy nghĩ tiêu cực chiếm lấy mình, tôi thầm cầu mong mẹ tôi bình an, em trai tôi đã khóa chặt cửa ngõ và giữ được an toàn.

Trời đã tối, lúc này không khí ngoài kia vẫn vô cùng hỗn loạn. Không còn thấy bóng dáng người đi đường. Giữa ngổn ngang xe cộ là đám quái dị ăn thịt người đang chia nhau chiến lợi phẩm là những xác chết bê bết máu.

Một tiếng rên khe khẽ vọng từ sâu trong con hẻm cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi điếng người, mồ hôi bên hai thái dương lại bắt đầu nhỏ giọt. Tôi cầm chắc hộp đựng cung từ từ quay người lại. Trong con hẻm tối này, chẳng lẽ là mồ chôn của một thằng cung thủ thất bại? Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn vàng, khuất trong góc tường cách tôi tầm 3 mét, xuất hiện một bóng người đang cố gồng mình đứng lên, rồi lại ngã khuỵ xuống, lăng sấp mặt ra đất. Cố gắng mở to mắt ra hết sưc, tôi chầm chậm tiến vào sâu bên trong. Dừng lại ở một khoảng đủ để quan sát nhưng cũng đủ để tháo chạy khỏi cái tên đang nằm trước mặt trong trường hợp hắn đột ngột trỗi dậy thú tính nhưng đám người ngoài kia. Khéo léo ngồi xuống cố để không ra tiếng động, từng bước tiến lại gần hơn. Là một thanh niên, cậu ta mặt bộ đồng phục trong bếp, tay áo đã rách một đường khá dài, vai trái hình như đang bị thương. Như cảm nhận được có người ở gần, cái xác liền cử động, tôi hoảng hốt đứng, thủ thế phòng vệ. Cậu ta giơ cánh tay đầy vết máu về phía tôi, "Cứu!", chỉ thốt lên một tiếng rồi lại ngất xỉu.

Mới nảy gần như là các mạch máu trên đầu tôi muốn nổ tung ra vì căn thẳng, nhưng giờ khi nghe được tiếng kếu cứu của anh ta, tôi nhẹ cả. Đeo hộp đựng cung phía sau lưng, tôi dùng sức xốc người đang bất tỉnh tựa vào ngôi nhà có cửa sắt màu xanh nơi tôi phát hiện anh ta.

"Bảng tên ghi chữ Kỳ - phụ bếp"

Loay hoay chưa biết phải làm thế nào, bàn tay lạnh ngắt của cậu nắm chặt tay tôi khiến tôi giật bắn người.

"Mở...mở cửa" nửa mê nửa tỉnh, cậu ta chỉ thốt lên được câu đó rồi ngất lịm đi.

Thì ra trong lúc cố mở cửa căn nhà này, cậu đã kiệt sức và ngất xỉu. Trên ổ còn cắm chìa khóa, tôi vội vàng mở cửa sắt, đỡ cậu vào trong rồi khóa chặt cửa lại. Tuy là dạng cửa kéo sắt khá chắc chắn, nhưng tôi vẫn chật vật cố đẩy cái so pha chắn ngang cửa để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Trong nhà rất tối, loay hoay một lúc tôi mới tìm được công tắt đèn, nhưng có vẻ như đã bị mất điện, ngay cả điện thoại cũng bị mất luôn tín hiệu. Dung lượng pin chỉ còn 11 phần trăm, tôi bật flash thắp sáng, kiểm tra tình trạng của cậu ấy.

- Kỳ! Kỳ, cậu nghe tôi nói không?

Cậu mở hờ mắt nhìn tôi, rồi lại nhằm nghiền mắt.

- Chúng ta được an toàn rồi. Tôi nói tiếp. Hình như cậu mất khá nhiều máu.

Chưa để tôi kịp nói hết câu, cậu hít một hơi thật sâu nói với tôi.

- Sau bếp. Hộp cứu thương.

Đỡ cậu ấy lên chiếc gần đó. Tôi vào bếp tìm hộp cứu thương.May mắn là nó có đủ dụng cụng cần thiết để sơ cứu. Thắp sáng bằng đèn dầu có sẵn trong bếp, tôi thấy rõ vết thương trên vai anh, là một vết thương khá rộng, hằn rõ một nhát chém bởi dao. Cậu kiệt sức có lẽ do mất máu trong lúc di chuyển. Với chút kinh nghiệm ít ỏi được truyền lại từ người mẹ điều dưỡng của bệnh viện thị xã. Sau khi sơ cứu và cho cậu uống một liều kháng sinh tích hợp sẵn trong hợp cứu thương, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Điện thoại còn chín phần trăm, vẫn không có tín hiệu. Tôi vẫn chưa thể liên lạc được với gia đình. Nhà cậu Kỳ là một căn nhà tiền chế kiểu mẫu ở miền Tây, vừa bước vào là phòng khách, cặp vách là lối đi nhỏ, tường phòng khách nối với phòng ngủ, sau cùng là bếp và nhà vệ sinh.

Kỳ trông khá nhỏ nhắn, gương mặt bầu bĩnh cùng mái tóc đen cắt gọn trong rất chuẩn mực, áng chừng ngoài hai mươi. Tự hỏi không biết một cậu nhóc như vậy, đã trải qua một ngày khủng khiếp như thế nào để thành ra bộ dạng như thế này. Nhìn cậu yên giấc tôi cũng thấy có chút bình yên. Xem như cứu được một mạng người.

Sau một trận tẩu thoát lại thêm màn cứu hộ vừa nảy, bụng tôi bắt đầu đánh trống. Vào bếp thì thấy còn được một ít gạo, dăm ba gói mì ăn liền, một ít trứng và vài cái bánh ngọt.

Tầm này thực phẩm thì chắc mẹ đã nấu được một bữa thịnh soạn cho cả gia đình rồi. Cầu mong mẹ và thằng em ở nhà được bình an. Lửa bếp khiến căn nhà lạnh lẽo ấm cúng hơn, mùi thơm của nồi cháo đang sôi nghi ngút bay vào mũi. Tôi bật khóc rõ to trong vô thức. Đã tám năm nay chưa một lần tôi về thăm nhà. Chỉ gặp mẹ qua những cuộc điện thoại. Guồng quay tập luyện rồi thi đấu hết nơi này đến nơi khác khiến tôi dần xa cách với gia đình. Cũng để chứng minh một điều rằng tôi đang đi đúng hướng. Nhưng hôm nay, khi thất bại, tôi lại chỉ muốn chạy về nhà như đứa trẻ sợ hãi vì bị người đời bắt nạt. Vậy mà cảnh tượng vừa xảy ra khiến mọi thứ sụp đổ hoàn toàn.

- Anh tính cho hai đứa ăn cháo khét hả? Giọng nói yếu ớt từ ngoài phòng khách vang lên.

Tôi tắt bếp, lau vội nước mắt, nói vọng ra

- Cậu tỉnh rồi à? Tôi cố lái chuyện sáng hướng khác cũng là vì không muốn bàn sâu vào chuyện nồi cháo sắp khét.

- Còn hơi chóng mặt, cảm giác như tay chân không phải của tôi vậy. Cảm ơn anh, đã cứu tôi, không có anh chắc tôi chết từ trước nhà luôn rồi. Cậu vừa nói vừa lê tấm thân lúc này trông khá nhết nhát vào trong bếp.

Tôi như hiểu được ý, có lẽ anh cũng như tôi, đã trải qua một ngày khá là dài và giờ lúc cần nhét cái gì đó vào bụng. "Có thực mới vựt được đạo", tôi thoáng nghĩ đến câu nói cửa miệng từ huấn luyện viên mỗi khi đội tuyển lười ăn.

Trong lúc ăn cháo, tôi biết được Kỳ là phụ bếp trong nhà hàng Nhật tại trung tâm thương mại, lúc tan ca gặp bạo loạn, một số người hoảng sợ tiến vào trong bếp tìm đồ để tự vệ, trong lúc sự việc phức tạp, cậu bị ai đó chém cho một nhát. Tôi kể cho Kỳ nghe về sự cố tôi gặp phải. Cậu mở tròn xoe đôi mắt nhìn tôi mà không nói nên lời, muỗng cháo vừa múc lên cũng bỏ xuống. Tôi thầm trách có lẻ tôi không nên kể tường tận câu chuyện kinh hoàng lúc nảy giữ giờ ăn tối như thế này.

- Anh Thiện xem như cũng may mắn, đổi lại là em chắc em không còn sống để mà về nhà luôn rồi! Cậu nhóc vừa nói mà vừa rưng rưng như sắp khóc. Tôi vội xoa xoa tấm lưng nhỏ nhắn trấn an.

- Cậu cũng dữ lắm mới na cái thân về tới được đây mà, trung tâm thương mại cách đây gần 1 cây số đâu ít!

Cuộc nói chuyện bắt đầu xoay về hoàn cảnh và công việc của cả hai. Trời đã về khuya, tôi để cho Kỳ nằm nghỉ ngơi trong phòng, còn tôi ra kiểm tra lại bộ cung tên của mình. Cây cung đã theo tôi từ lúc mới vào nghề đến bây giờ, xuyên qua vô số những hồng tâm khắp mọi nơi. Không ngờ hôm nay, nó sẽ được tôi dùng để phòng thân. Trong lúc lau chùi bộ cung, tôi còn nghe vẳng xa những âm thanh thảm thiết ngoài kia...

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro