#21. Trống

Cơn mưa đêm đã qua, nhưng Sài Gòn sáng hôm đó vẫn ngập trong không khí u ám. Chỉ vài ngày sau sự kiện đáng nhớ khi Thái Anh tìm thấy cánh cửa sắt của nhà họ Lạp khép chặt, mọi thứ dường như đã bước vào một ngã rẽ mà không ai có thể thay đổi. Bà Lệ Sa, người phụ nữ mạnh mẽ nhưng lạnh lùng, đã dùng tất cả quyền lực và tiền tài của gia đình mình để giải quyết những chuyện không thể chấp nhận. Với mối quan hệ với các quan chức giáo dục, bà đã ép trường Cao đẳng Kinh tế đuổi học Thái Anh. Mọi chuyện chỉ diễn ra trong vài ngày ngắn ngủi, như một vụ tẩy chay không kịp trở tay.

Thái Anh nhận được thông báo qua điện thoại. Em đứng yên như bất động, nghe giọng cô hiệu trưởng đầy tiếc nuối:
"Thật sự rất tiếc, Thái Anh. Tuy nhiên, do có yêu cầu từ phía gia đình học viên, trường không thể tiếp tục chấp nhận em trong học kỳ này. Em cần phải làm thủ tục rời đi sớm."

Em không thể tin nổi vào tai mình, nhưng rồi vẫn không thể phản kháng. Cảm giác bị đẩy ra khỏi nơi mà mình đã yêu thương, nơi có bao kỷ niệm và sự hy vọng, dường như xé toạc trái tim em. Cuối cùng, Thái Anh đành phải quay về quê, nơi em đã luôn coi là một nơi thân thương nhưng cũng đầy tiếc nuối. Quê hương là nơi không có những ngày bận rộn, không có những con phố náo nhiệt của Sài Gòn, nhưng cũng là nơi em không còn tìm được niềm tin và sự chấp nhận từ gia đình.

Trong khi đó, Lệ Sa cũng không thoát khỏi sự ép buộc từ gia đình, những mệnh lệnh cứng rắn như vách đá bắt đầu được đưa ra.

Bà thẳng thừng nói: "Con không thể sống như thế này mãi được. Nhà này không thể chấp nhận một đứa con gái như con. Đừng tưởng rằng con có thể giữ tình yêu đó. Cái đó là bệnh hoạn."

Lệ Sa không khóc, không phản kháng. Nhưng chị biết, có lẽ đã đến lúc chị không còn đủ sức để phản kháng nữa.

Bà đặt ra một lựa chọn duy nhất cho chị:
"Con sẽ kết hôn với Hoàng Đức, con trai bà Trịnh, nhà bên Q.5. Cậu ta vừa du học về, gia đình chúng ta cũng đã xem xét kỹ càng. Con không thể từ chối lần này."

Lệ Sa không có lựa chọn nào khác. Chị hiểu rằng nếu không làm theo, bà sẽ không bao giờ tha thứ, và sẽ tiếp tục dùng sức ép với chị, làm tổn thương chị hơn nữa. Chị thở dài, chấp nhận thực tại, và buộc phải đồng ý. Nhưng có một điều, Lệ Sa biết chắc, Hoàng Đức, con trai bà Trịnh, là một người tốt bụng, và anh cũng chẳng hề có ý định gì với chị. Anh là người đồng tính, và cả hai đều hiểu rõ rằng họ không thể yêu nhau theo cách người khác mong đợi.

Sau vài buổi trò chuyện, giữa hai người đã có một sự thỏa thuận im lặng:
"Chúng ta sẽ kết hôn, nhưng không phải vì tình yêu. Chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ nhau, giữ hình ảnh cho gia đình, nhưng sẽ không phải chịu đựng những điều không cần thiết."

Hoàng Đức không hỏi nhiều. Anh hiểu những điều Lệ Sa đang trải qua, và đó là lý do anh sẵn sàng cùng chị tạo ra một cuộc hôn nhân bình phong. Họ sẽ sống như những người bạn thân thiết, mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào. Cả hai vẫn phải tiếp tục duy trì mối quan hệ này, vì gia đình và danh dự của dòng họ. Nhưng Lệ Sa hiểu rằng, mọi thứ đã thay đổi.

Còn Thái Anh, em đã về đến quê, nhưng không phải để sống một cuộc đời an nhàn. Em phải đối diện với nỗi đau của sự mất mát, khi mọi ước mơ về tương lai, mọi hy vọng đều tan vỡ. Nhưng trong sâu thẳm trái tim em, vẫn luôn có Lệ Sa, người con gái duy nhất em yêu thương, và em không thể quên chị dù cho có phải rời xa Sài Gòn.

Đêm, khi ánh đèn mờ dần trong căn nhà quê, Thái Anh ngồi một mình trên giường. Mỗi lá thư, mỗi tin nhắn với Lệ Sa giờ đây trở nên vô giá. Đôi tay em run rẩy khi cầm chiếc điện thoại, muốn nhắn tin cho chị, nhưng lại không biết phải nói gì. Em cảm nhận được lòng mình cồn cào và khắc khoải, như một đứa trẻ lạc mất người thân yêu trong đêm tối. Lệ Sa ở xa, nhưng trái tim em vẫn cứ hướng về chị, và biết rằng dù có xa cách, thì tình yêu của em không bao giờ thay đổi.

Mùa xuân Sài Gòn năm ấy không thơm hương như những mùa trước. Thay vào đó là những tấm thiệp hồng rải khắp các ngõ phố sang trọng, là những lời chúc tụng vang lên ở nhà hàng sang trọng nhất đường Đồng Khởi, nơi tổ chức lễ cưới của tiểu thư Lạp Lệ Sa, con gái duy nhất của dòng họ Lạp và Hoàng Đức thiếu gia nhà họ Trịnh, du học sinh Anh quốc.

Tin tức gây chấn động Sài Gòn, lan nhanh như ngọn lửa qua những tách trà sáng của giới thượng lưu, rồi rỉ rả xuống những người lao động ngoài chợ.Họ nói về một cô gái xinh đẹp, giỏi giang, nhưng luôn lạnh lùng, giờ đây cũng đã làm tròn bổn phận, gả cho người môn đăng hộ đối. Không ai biết, phía sau lớp voan cưới là đôi mắt ngấn lệ không vì hạnh phúc, mà vì một cái tên đã mãi ở lại miền ký ức, Thái Anh.

Ở một miền quê miền Tây, Thái Anh đang lúi húi phụ cha sửa lại cái cửa sau nhà, thì bạn học cũ từ Sài Gòn ghé qua. Cô bạn ấy lôi điện thoại ra, chỉ vào ảnh cưới long lanh:

"Thái Anh! Nhìn nè! Nhớ Lệ Sa, cô chủ tiệm Tơ Duyên không? Cổ lấy chồng rồi đó. Đám cưới to lắm, có cả khách quốc tế nữa"

Thái Anh đứng sững người. Tai ù đi. Mắt mờ dần. Cả người như rơi vào hố sâu không đáy.
"Lấy... chồng?"

Cô bạn kia còn thao thao kể tiếp, nào là áo cưới được thiết kế riêng, nào là Hoàng Đức là người tốt, cả Sài Gòn ngưỡng mộ vì quá xứng đôi. Nhưng Thái Anh không nghe được gì nữa.

Tối đó, trong căn phòng nhỏ, em lôi hết những món đồ kỷ niệm ra, từng tấm thiệp chị vẽ tay, chiếc khăn thêu, hộp kim chỉ chị tặng, và... chiếc điện thoại - món quà sinh nhật chị trao khi em mới nhập học.

"Mình chỉ là một giấc mơ chóng tàn... Người như chị, cuối cùng cũng phải về lại thế giới của riêng chị thôi." - em thì thầm.

Và rồi, trong một khoảnh khắc rối bời và tổn thương đến nghẹt thở, Thái Anh gom hết kỷ vật lại, mang ra sau vườn, đốt. Chiếc điện thoại, là chiếc cầu nối cuối cùng nằm giữa ngọn lửa, hóa thành tro bụi. Kể từ giây phút đó, Lệ Sa không còn cách nào để liên lạc với Thái Anh nữa. Hai người, cứ thế... mất nhau.

Vài tuần sau, khi lòng đã nguội lại như lớp tro sau trận cháy, Thái Anh ngồi trước sân, lặng lẽ nhìn dòng sông trôi.
Một quyết định đã được đưa ra. Em bước vào nhà, ngồi trước cha, người đàn ông vốn ít nói, nhưng luôn dõi theo con gái mình bằng ánh mắt đầy yêu thương.
"Cha, con muốn đi xa. Con muốn... lên miền núi dạy học."

Người cha nhìn em, thở khẽ:
"Xa vậy con sống nổi không?"

"Con không chắc, nhưng... con cần bắt đầu lại."

Sau nhiều phút im lặng, ông gật đầu, chầm chậm:
"Nếu con quyết, cha không cản. Nhưng nhớ... sống tử tế, và giữ gìn tim mình, nghe chưa?"

Vài tháng sau, Thái Anh rời miền Tây, mang theo chiếc balo cũ và một chiếc vali nhỏ, lên một huyện vùng cao thuộc Tây Nguyên. Nơi đó có mùi sương sớm, tiếng trẻ em nói cười bằng ngôn ngữ em chưa quen, có lớp học nhỏ dựng bằng gỗ, bảng đen tróc sơn, và bàn ghế xộc xệch.

Em bắt đầu lại thật, từ con số 0.

Còn ở Sài Gòn, sau đám cưới hoành tráng là sự im lặng rợn ngợp trong căn nhà lớn. Lệ Sa và Hoàng Đức sống trong hai căn phòng khác nhau, tôn trọng nhau như những người bạn, cùng giữ một thỏa thuận ngầm. Nhưng mỗi tối, chị đều mở điện thoại, nhắn cho một số máy đã bị ngắt kết nối:

"Thái Anh ơi, chị nhớ em nhiều lắm..."
"Em có khỏe không?"
"Chị xin lỗi..."

Tin nhắn cứ thế... gửi đi rồi nằm im, không bao giờ hiện dấu "đã nhận". Một lần, chị cố gắng gọi, nhưng đầu dây chỉ còn tiếng tổng đài "Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được..."

Lệ Sa ngồi sụp xuống nền gạch, nước mắt rơi như vỡ đê.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro