Chap 3

Trước đây mỗi khi cảm thấy khó chịu, chỉ cần ngoảnh đầu nhìn thấy anh là đủ. Trước đây nếu trời mưa, anh sẽ dúi vào tay cô một cái áo khoác và dặn đi dặn lại "Cẩn thận kẻo cảm". Còn giờ, ngay cả thói quen nghe tiếng bước chân quen thuộc trong bếp buổi sáng, cũng đã trở thành điều xa xỉ.

Cô từng mong sẽ trưởng thành hơn trong đời sống để còn có thể chăm sóc lại anh nhiều hơn.
Nhưng trong sự cố gắng trưởng thành đó là từng đêm ôm gối nằm nghiêng, chẳng ngủ được, nhớ anh đến phát sốt mà bản thân còn chẳng biết phải mua loại thuốc gì.

[Trung Quốc]
Từ ngày Sa sa bỏ anh lại một mình, anh như người chẳng thiết sống tiếp.

Sở Khâm nằm vắt người trên sofa, chân còn mang một bên tất, áo khoác vắt tạm trên ghế. Vỏ chai rượu rỗng vứt lăn lóc dưới sàn, còn ly thì vẫn đầy anh chẳng buồn uống thêm.

Anh cứ thế ngủ gục.

Một tay vẫn cầm điện thoại, màn hình sáng mờ hiển thị: "Gọi lại lần nữa không?"

Anh không bấm. Chỉ lẩm bẩm: "Em mà ở gần đây, chắc anh lại nghe tiếng lèm bèm... 'Đừng uống rượu buổi tối, mai còn đi tập.'"

Ngày nào cũng thế. Từ sau khi cô đi, mỗi ngày anh gắng gượng xuất hiện ở sân tập với vẻ mặt vô cảm. Vẫn làm đội trưởng, vẫn hô khẩu hiệu, vẫn tập đủ từng phút. Nhưng ánh mắt anh... luôn như đang tìm kiếm ai đó giữa những dãy bàn.

Một lần, Đinh Thạc lỡ tay làm rơi khăn của mình. Sở Khâm đứng đực ra ba giây, bởi cái màu hồng nhạt ấy quá giống chiếc khăn Shasha từng dùng.

Người ta nói, nhớ một người đến tột cùng... thì cả thế giới đều trở thành hình bóng của người đó.

Cô chỉ cần rời khỏi tầm mắt anh năm mét là anh đã quay đầu nhìn.

Còn bây giờ... một thân cô lang thang đâu đó, có ăn đúng bữa không? Có bị lạc đường không? Có lạnh không?

Anh chẳng biết nữa.

Anh sợ. Sợ những điều nhỏ nhặt. Sợ cả những chuyện bình thường nhất mà ngày trước chỉ cần anh ở đó là sẽ lo được hết.

Bây giờ... chẳng còn ai để anh lo nữa. Mà không lo được... lại càng đau.

[ gần một tháng sau]

Shasha không thể tiếp tục sống mãi trong khách sạn nữa.

Dù dịch vụ ở đây rất tốt, nhân viên thân thiện, bảo mật cũng đủ khiến cô cảm thấy an toàn... nhưng cái cảm giác vô gia cư , cảm giác chỉ đang "tạm ở đâu đó" khiến cô thấy lòng mình trống rỗng.

Thế là cô mua một căn hộ nhỏ ở khu dân cư yên tĩnh, chỉ cách khách sạn cũ một đoạn đường ngắn. Nó không quá lớn, nhưng sáng sủa và ấm áp. Phòng khách có cửa sổ lớn nhìn ra đường, nhà bếp đủ gọn để cô bày biện vài món đơn giản. Cô còn mua thêm một cây xương rồng đặt ở cửa sổ , thứ duy nhất cô nghĩ có thể sống sót bên cạnh mình lúc này.

Gần đó có một tiệm làm bánh nhỏ, trang trí kiểu Pháp cổ, luôn tỏa ra mùi bơ ngọt ngào mỗi sáng. Cô ghé vào một lần và rồi quay lại lần thứ hai, thứ ba, cho đến khi ghi danh vào lớp học làm bánh vào mỗi chiều.

"Để giết thời gian" — cô tự nhủ như thế.

Nhưng ban ngày là một chuyện. Đêm đến... lại là một thế giới hoàn toàn khác.

Không còn tiếng gọi khe khẽ: "Ngủ chưa?"
Không còn vòng tay quàng qua vai cô giữa đêm lạnh.
Không còn tiếng thở đều đều bên tai.

Cô chỉ còn một chiếc áo hoodie cũ của anh, loại vải đã mềm đi vì mặc nhiều lần, vẫn còn vương lại mùi quen thuộc: mùi gỗ nhàn nhạt, pha chút hương bạc hà dịu nhẹ.
Mỗi đêm, cô ôm nó vào lòng, cuộn người trong chăn như một con mèo co rút vì thiếu an toàn. Nhưng dù có ôm chặt đến đâu, cô cũng chỉ ngủ được ba đến bốn tiếng, rồi tỉnh giấc giữa đêm với đôi mắt trũng sâu vì nhớ.

[Trung Quốc – Sân tập đội tuyển quốc gia]

Từ ngày cô đi, Sở Khâm dường như trở thành một người khác.

Tính cách anh trầm hơn trước, ít nói hơn trước, lạnh lùng hơn trước , dù trước đây anh đã vốn là người ít cười rồi. Nhưng cái lạnh lùng giờ đây mang theo cả sát khí khiến người ta khó đến gần.

Các anh em từng là đồng đội của anh, nay đã lui về làm huấn luyện viên, đôi lúc vẫn hẹn nhau ăn uống ôn chuyện cũ. Mỗi lần gọi điện rủ, anh đều chỉ đáp:
"Không rảnh. Không đi"
Rồi cúp máy.

Chỉ cần nhắc đến từ "tụ họp", anh liền thấy tim nhói lên.

Tụ họp? Nhưng người mà anh muốn tụ họp nhất , người duy nhất anh muốn thấy trong mọi bữa cơm thì lại không ở đây nữa.

Anh chỉ muốn về nhà , bị chuốc say vì rượu ...lúc ấy anh có thể hoang tưởng mà ngỡ cô đang ở cạnh anh.

Anh trút tất cả vào luyện tập. Nhưng áp lực, đau đớn, uất hận và nỗi nhớ khiến anh khó giữ được sự kiên nhẫn.
Đôi lúc chỉ vì một đường bóng sai kỹ thuật nhỏ, anh có thể gắt gỏng với vận động viên trẻ.
Một lần khác, vì cây vợt bị lệch cán, anh vung tay ném thẳng vào tường để lại một vết lõm trên ván gỗ.

"Chuyện gì với đội trưởng thế?" — người mới thì thầm.

Không ai trả lời. Người cũ thì hiểu quá rõ.

Rồi hôm đó, ông Triệu — vị Chủ tịch mới được bổ nhiệm sau khi Chủ tịch Lưu bị tước chức đến sân khảo sát.
Đội tuyển đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ, và sự hiện diện của ông ta khiến mọi người căng thẳng.

Sở Khâm không nói gì. Khi ông Triệu tiến đến, giơ tay ra bắt và hỏi:

"Vương đội trưởng, gần đây thế nào?"

Anh đứng yên một giây, không bắt tay, chỉ ngước mắt lên nhìn ông ta bằng ánh mắt sắc như dao:
uất hận, khinh thường, và tuyệt đối không chào đón.

Một cái liếc ấy thôi, nhưng ai cũng cảm nhận được:
"Ghét và hận."

Lý do khiến ánh mắt ấy không thể tha thứ — là vì cô.

Ngay trước thềm Olympic 2028, khi mọi thứ tưởng như đã chuẩn bị hoàn hảo cho đội tuyển Trung Quốc bước vào một kỳ đại hội lịch sử thì một cơn bão truyền thông bùng nổ dữ dội.

Một tài khoản ẩn danh bất ngờ đăng tải loạt bài phanh phui chuyện nội bộ đội bóng bàn.
Tiêu đề bài viết đầu tiên đã như một quả bom thả xuống:
"Sự thật sau ánh hào quang: ai đang dung túng cho kẻ bắt nạt?"

Tài khoản này tố cáo rằng đội tuyển quốc gia đã bao che cho một vận động viên nữ nổi tiếng - chính là Shasha , suốt nhiều năm, để cô ta thẳng tay bắt nạt, đàn áp một tuyển thủ trẻ từng có tương lai sáng rỡ.

Theo bài đăng, chính vì Shasha mà cô gái kia bị dồn ép đến mức không được luyện tập đủ, không được ra sân, không có cơ hội phát triển, và cuối cùng bị đánh rớt khỏi đội tuyển quốc gia, phải quay về tỉnh thi đấu vì không đạt chuẩn.

Nhưng chưa dừng lại ở đó.

Tài khoản ẩn danh còn tung ra một loạt video cắt ghép, trong đó cho thấy:
– Vđv trẻ phải dọn dẹp sân tập, lau bàn cho Shasha.
– Chuẩn bị nước uống, thu dọn đồ đạc cho Shasha như một trợ lý cá nhân.
– Và một video gây chấn động nhất: cảnh Shasha quát mắng cô gái ấy thậm tệ giữa buổi tập.

Không rõ ngữ cảnh, không rõ trước sau, nhưng chỉ cần có video,hình ảnh như thế thôi, cũng đủ để cộng đồng mạng bùng nổ.

Ngay trong đêm, từ khoá "tiểu ma vương làng bóng bàn hay bông hồng giả tạo?" leo thẳng lên hotsearch.

Người người lên án, nhà nhà chỉ trích.
Các hội nhóm mạng xã hội thi nhau phân tích, bới móc từng đoạn video để chứng minh rằng cô thật sự rất ghê gớm, thủ đoạn và giả tạo.

Dù phía truyền thông của đội tuyển đã nhanh chóng lên bài đính chính, minh oan, cung cấp lịch luyện tập, nhân chứng, bằng chứng phản bác... nhưng mọi nỗ lực đều bị vùi dập trong làn sóng phẫn nộ.

Thậm chí các vận động viên trong tuyển bóng bàn đều đã đứng ra đăng bài bênh vực. Nhưng tất cả đều bị công kích.
Cả Vương Sở Khâm cũng không tránh khỏi.

Khi anh đăng bài viết minh oan cho cô ,nêu rõ rõ ràng rành mạch toàn bộ sự việc và chính Shasha từng nhiều lần giúp đỡ vận động viên trẻ ấy thì anh không chỉ bị chỉ trích, mà còn nhận được email đe doạ tính mạng.

"Nếu anh không gỡ bài, đừng trách chúng tôi làm anh không sống yên ổn."

Fan cuồng của anh ,những người ủng hộ, từng tung hô anh như tượng đài, giờ quay sang đe doạ Shasha, yêu cầu cô phải "tránh xa thần tượng của họ", thậm chí gửi thư và quà đến trung tâm huấn luyện với nội dung cực kỳ ác ý.

Có hộp quà gửi đến, khi mở ra bên trong là dao lam sắc lạnh.
Có hộp khác chứa những vật dụng nguy hiểm, gài bẫy.
Chủ tịch Lưu đã dự cảm tình hình tệ hại, liền yêu cầu mọi bưu phẩm gửi đến cho các vđv đều phải qua khâu kiểm duyệt bảo vệ.

Nhưng mọi thứ đã vượt ngoài tầm kiểm soát.

Ngay trong kỳ Olympic, khi đội tuyển quốc gia đang thi đấu giữa bão truyền thông, Chủ tịch Lưu bị điều tra và bị đình chỉ, tước chức với cáo buộc "quản lý kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia".

Và người được đưa lên thay thế — chính là ông Triệu.

Ông ta tổ chức một cuộc họp gấp ngay khi vừa nhận chức, ra thông báo:

"Tất cả vận động viên có liên quan đến bài viết bênh vực vận động viên Shasha đều phải xoá ngay, nếu không sẽ bị xem là chống đối ban huấn luyện."

Lần lượt, từng người từng người đều cúi đầu xoá bài.

Chỉ có một người ,Vương Sở Khâm vẫn giữ nguyên bài viết.
Thậm chí còn ghim thẳng lên đầu tất cả các nền tảng mạng xã hội anh đang dùng.

Anh không sợ họ mà thậm chí ban huấn luyện còn phải nể anh vài phần. Họ biết nếu anh muốn, họ ép anh sẽ chẳng được kết quả gì.

Cộng đồng mạng càng thêm giận dữ.
Nhưng anh không để tâm.
Anh chỉ biết: nếu cả anh mà cũng không kiên định, thì ai còn đứng bên cạnh bao cô nữa?

Cô vẫn được phép thi đấu Olympic vì chưa có kết luận chính thức, và vì thành tích của cô là át chủ bài của cả đội.

Cô vẫn ra sân.
Cô vẫn đánh bại từng đối thủ.
Cô vẫn giành HCV — chiếc huy chương mà không ai dám phủ nhận.

Nhưng sự chiến thắng đó... lại khiến cô càng bị vùi dập.
Họ nói:

"Giành được huy chương thì sao? Một con người độc ác thì không xứng đáng đứng trên bục vinh quang."

Shasha không phản bác, không lên tiếng, không thanh minh nữa.
Chỉ lặng lẽ... biến mất khỏi ánh đèn sân khấu.
Và rời đi.

Trời Houston vào cuối tháng 10 gió cứ se se thổi hoài qua khung cửa kính. Trong căn hộ nhỏ chỉ có ánh đèn ngủ mờ hắt lên tường, chiếc chăn lụa mềm phủ hờ lên người cô, nhưng chẳng thể giữ lại hơi ấm.

Và cô, vẫn chưa một ngày quên được cuộc sống có anh.

Có những đêm dài, cô không thể ngủ.
Căn hộ nhỏ, ấm cúng đến đâu thì cũng không lấp được khoảng trống trong lòng.
Cô day dứt, đau đáu, nhớ anh đến cùng cực.
Nỗi nhớ không tên, không hình, nhưng tràn ra từng ngón tay, từng nhịp thở, từng ánh mắt.

Cô hay ngồi một mình trong bếp, ánh sáng mờ hắt xuống tấm gỗ bàn, điện thoại đặt bên cạnh.
Lướt qua từng bức ảnh cũ. Có anh cười rạng rỡ, có anh đứng lặng lẽ ở sân tập, có anh bị bạn trêu, có cả bức hình anh bị cô chụp trộm lúc ngủ gật trên xe buýt sau buổi tập.

Cô vẫn theo dõi tin tức thể thao. Vẫn lén xem từng đoạn video phỏng vấn, từng trận đấu anh góp mặt.
Vẫn thấy rõ ánh mắt ấy...
Ánh mắt không còn nét sáng như ngày xưa nữa.
Gương mặt ấy, cô thuộc từng đường nét, nên nhìn qua màn hình thôi cũng biết — anh gầy đi nhiều rồi.

Nhưng cô tuyệt nhiên không nhắn tin cho anh. Cũng không gọi.
Không một lần.
Dù trái tim cô mỗi ngày đều tự động gọi tên anh biết bao lần.

Cô vẫn để chiếc điện thoại cũ trong tủ quần áo, ngăn kéo dưới cùng.
Đêm xuống, nó lại sáng lên, lại rung lên...
Một lúc dài, rồi im bặt.
Rồi lại rung.
Như một người cứng đầu không chịu bỏ cuộc.
Cô không cần mở máy cũng biết là anh. Là những dòng tin nhắn, là những cuộc gọi nhỡ, là... anh đang ở bên kia màn hình, mong một hồi âm.

Nhưng cô không thể mở.
Cô sợ.
Chỉ cần nhìn thấy tên anh hiện lên, mọi phòng tuyến trong cô sẽ sụp đổ.
Cô sẽ không còn đủ sức quay lưng lại nữa.
Mà cô đâu thể quay về?

Thỉnh thoảng, nỗi nhớ trào lên không kìm được, cô lại nhắn tin cho chị Mạn Dục.
Chỉ một câu đơn giản:

"Anh ấy dạo này sao rồi ạ?"

Chị Mạn Dục lúc đầu còn không nỡ trả lời, nhưng rồi dần cũng quen.
Biết là cô chỉ cần một chút tin tức, để biết anh vẫn ổn.
Mỗi lần nhận được tin nhắn trả lời:

"Vẫn vậy, sáng nào cũng đi sớm về muộn, tập rồi về. Không ra ngoài, không đi với ai nhiều cả."

Hoặc:

"Tuần trước có mệt chút, nhưng không nghỉ buổi nào. Cậu ấy còn cãi tay đôi với bác sĩ đội nữa."

Cô chỉ lặng lẽ nhắn lại một câu:

"Vâng, em biết rồi."

Rồi thôi.
Chẳng ai biết, sau mỗi tin nhắn ấy, cô lại ngồi im trong bếp rất lâu.
Tay nắm chặt chiếc cốc cà phê nguội ngắt.
Mắt mờ đi vì nước.
Nhưng không dám khóc.

Cô nhớ anh.
Nhớ da diết.
Nhưng nỗi nhớ ấy – cô chỉ dám cất trong tim, không dám nói ra.
Vì sợ... một khi nói ra rồi, mình sẽ không thể dừng lại.

Trong màn đêm tĩnh lặng hôm ấy,
Shasha nằm nghiêng trên giường, hai tay ôm lấy chiếc áo khoác mỏng của anh, cô lấy mang theo lúc đi... Mùi hương quen thuộc, trầm ấm và dịu dàng như chính con người anh.

Cô ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nhưng đêm nay, cô mơ thấy anh...

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro